Skip to main content

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)  Câu 1: ( 2,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:           Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi. -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện. -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006). b/ Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu bé? ( 0,5 điểm)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

Câu hỏi

Nhận biết

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

Câu 1: ( 2,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

          Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

-         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

-  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

-         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

b/ Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu bé? ( 0,5 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

b: Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu bé? ( 0,5 điểm)

- Mục đích hỏi: Nhận biết điểm khác biệt giữa hai ý nghĩ chính là sự khác nhau giữa hai lối sống: cho và nhận được gủi gắm trong câu chuyện.

- Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:

+  Cậu bé không ước mơ được nhận, được hưởng mà ước mơ được cho, được chia sẻ, bù đắp yêu thương.

+ Cậu bé không ước mơ được nhận quà tặng mà ước mơ được tặng quà cho người mà mình yêu thương.

+ Cậu bé không ước mơ viển vông mà ước sống vì người thân yêu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

+ Cậu bé không ước mơ được dựa vào người khác mà ước trở thành người mạnh mẽ cho người em tật nguyền của mình dựa vào.

+  Các câu trả lời tương tự... 

- Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc (chỉ hiểu được nghĩa cụ thể chưa nêu được ý nghĩa khái quát).  Có thể theo một trong các hướng sau:

+  Cậu bé ước có chiếc xe để tặng người em tật nguyền của mình, không giống như dự đoán của nhân vật tôi:  cậu bé ước có được người anh như thế.

+  Cậu bé không ước có được người anh tặng quà cho mình mà ước trở thành người anh có quà tặng cho em.

+  Các câu trả lời tương tự...

Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:

+ Cậu bé ước có được một người anh như thế.

+ Cậu bé ước có một chiếc xe đạp leo núi đẹp như thế.

+ ... 

Câu hỏi liên quan

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì

    Câu 2:

    Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

    “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

    (Trích “Đời thừa” – Nam Cao)

    Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội –

    PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015

    Câu 2: (5,0 điểm)

            Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

    Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

  • ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
         

    ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

    Cho văn bản sau:

              “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

                                                    (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)   

    2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

    3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên?  (1,0 điểm)

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?