Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam (7,0 điểm)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Thạch Lam: người mang sứ mệnh hòa giải giữa thơ và văn xuôi, hiện thực và lãng mạn. Tác phẩm của ông như 1 bài thơ trữ tình đượm buồn, luôn thấm đẫm tình yêu thương con người.
- Hai đứa trẻ: tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam, có giá trị nhân đạo sâu sắc.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
a. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học nói chung:
- Hạt nhân của chủ nghĩa nhân đạo là tình yêu thương con người.
- Tác phẩm có giá trị nhân đạo là tác phẩm:
+ Cất lên tiếng nói cảm thương sâu sắc với những số phận bất hạnh của con người;
+ Lên án, tố cáo các thế lực chà đạp, đày đọa con người;
+ Phát hiện, khẳng định ngợi ca phẩm chất , ước mơ, khát vọng chính đáng của con người;
+ Thể hiện niềm tin vào con người
b. Giá trị nhân đạo của “Hai đứa trẻ”
Niềm xót thương đối với cs tăm tối, nghèo khổ và số phận của con người
- Đặt tác phẩm trong bối cảnh ngày tàn – chợ tàn => cuộc sống nghèo khổ, xơ xác, u ám của những người dân phố huyện.
- Nhà văn luôn day dứt về một kiếp sống tàn lụi, héo úa, đơn điệu, hư vô chứ không chỉ là xót thương thông thường:
+ Những đứa trẻ nhặt rác
+ Chị em Liên, An được khắc họa bên cái chõng tre sắp gãy, …
+ Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc tối bán nước chè…sống lay lắt qua ngày.
+ Vợ chồng bác phở Siêu với quán hàng ế ẩm, lũ trẻ con lê la trên chiếu rách
+ Vợ chồng bác xẩm chưa hát được vì không có khách nghe
+ Cụ Thi điên – người tàn tạ nhất trong những kiếp người tàn ở phố huyện.
=> Cuộc sống quẩn quanh, tù đọng, tăm tối, mỏi mệt, không có tương lai. Cái nhìn thương cảm của Liên với những đứa trẻ nhặt rác, sự ái ngại cho 1 kiếp sống vô cảm trước cuộc đời [cụ Thi điên]… cũng chính là tình thương yêu con người của tác giả.
Qua đó, Thạch Lam đã lên tiếng cảnh tỉnh xã hội: những con người nhỏ bé dễ bị lãng quên, chìm lấp trong nghèo khổ. Khẳng định, đề cao bản chất tốt đẹp và ước mơ chân chính của con người
- Liên dù là một cô bé còn nhỏ tuổi nhưng có tấm lòng nhân hậu, biết xót thương cho những cảnh ngộ xung quanh mình
- Dù trong hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống tù túng nhưng Liên vẫn không ngừng mơ ước về một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn cuộc sống mà em đang sống: đêm nào cũng thức chờ đoàn tàu đi qua.
Điểm mới của TL: Thức tỉnh ý thức cá nhân trong mỗi con người. Khẳng định dù ở địa vị, thân phận nào, hoàn cảnh nào, con người cũng cần được hạnh phúc, được sống 1 cuộc đời có ý nghĩa.
3. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Khẳng định tài năng và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách nhà văn.