TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Đối tượng phê phán trong truyện “Tam Đại Con Gà” là gì?
Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0 điểm)
Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)
Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0 điểm)
Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
“Mình về mình có nhớ ta,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)
Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
"…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"
Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm)
Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)
(5,0 điểm)
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »
(Nguyễn Du)
Qua bài thơ « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):
Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Không biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
(“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)
( 3,0 điểm)