Skip to main content

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Đọc tiểu Thanh Ký” (Độc tiểu Thanh Ký)  của Nguyễn Du.  (7,0 điểm) 

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Đọc tiểu Thanh Ký” (Độc tiểu Thanh Ký)  của Nguyễn Du.  (7,0

Câu hỏi

Nhận biết

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Đọc tiểu Thanh Ký” (Độc tiểu Thanh Ký)  của Nguyễn Du.  (7,0 điểm) 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một bài thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

v  Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Du và bài thơ “Đọc tiểu Thanh Ký” học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

I.  MỞ BÀI: (0,5 điểm)

-          Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một “nhà nhân đạo lỗi lạc”

-          Giới thiệu bài thơ “Đọc tiểu Thanh Ký”

II.  THÂN BÀI: (6,0 điểm)

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách (đề, thực, luận, kết hoặc 4 câu trên, 4 câu dưới …) nhưng cần làm rõ các vấn đề sau:

1. NỘI DUNG (4,5 điểm)

* Khái quát chung:

- Tiểu Thanh: là một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận bất hạnh.

- Bài thơ nằm trong tập “Bắc hành tạp lục”, được viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Du.

* Phân tích cụ thể:

- Nhà thơ xót thương cho nàng Tiểu Thanh cũng là xót thương những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (1,5 đ)

- Bài thơ đặt vấn đề sâu sắc về mối quan hệ: nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời (1,5 đ)

- Tâm sự u hoài của Nguyễn Du cũng là tâm sự u hoài của một tài năng văn chương và một nhân cách lớn (1,5 đ)

2. NGHỆ THUẬT (1,5 điểm)

- Thành công của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ( vần, niêm, luật …) nhất là đối :

Chi phấn hữu thần > < Văn chương vô mệnh

liên tử hậu > < lụy phần dư

- Thể hiện dòng vận động nội tâm của tác giả: đi từ một trường hợp cụ thể đến khái quát về thân phận chung của người tài sắc

- Từ ngữ hình ảnh chọn lọc hàm súc, vừa cụ thể vừa khái quát: độc, nhất, chi phấn, văn chương …

Chú ý: Có thể kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, có thể tách rời

III.   KẾT BÀI (0,5 điểm)

-          Đánh giá về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

-          Điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du. 

 

 

Câu hỏi liên quan

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm)

    Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm) 

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm) 

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  
Em hãy

    Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  

    Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm)