Skip to main content

a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt? b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:                                       “Hỡi cô yếm trắng lòa xòa                                   Lại đây đập đất trồng cà với anh”  (3,0 điểm)

a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt?
b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu

Câu hỏi

Nhận biết

a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt?

b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                                      “Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

                                  Lại đây đập đất trồng cà với anh”

 (3,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

 

a. Các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt:

* Tính cụ thể: Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể về: hoàn cảnh, con người, cách nói năng và từ ngữ diễn đạt.

* Tính cảm xúc Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc, biểu hiện:

_ Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu thị thái độ, tình cảm qua giọng điệu. _ Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rỏ rệt.

_ Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc ( câu cảm thán, câu cầu khiến), những lời gọi đáp, trách mắng..

* Tính cá thể Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cá thể, bộc lộ những đặc điểm riêng của từng người về: giọng nói ( cách phát âm ), cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu, cách nói riêng,...biểu hiện tuổi tác, giới tính, địa phương, nghề nghiệp, cá tính, trình độ, học vấn...

 b. Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao:

- Tính cụ thể:

+ Hoàn cảnh giao tiếp: lao động  sản xuất

+ Nhân vật giao tiếp: chàng trai – cô gái

+ Cách nói năng, từ ngữ diễn đạt: “cô” - “anh”          

- Tính cảm xúc:

+ Lời nói biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu: “hỡi cô” “với anh”

+ Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: “hỡi…”          

- Tính cá thể:

+ Thể hiện qua vốn từ ngữ ưa dùng riêng: “lòa xòa”, “lại đây”, “đập đất trồng cà”…

Câu hỏi liên quan

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

    (2,0 điểm)

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm)