Chọn một trong hai câu sau: (7,0 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Hai đứa trẻ” để thấy: “Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình. (…) chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành” mà nhà văn đã dành cho những con người nghèo khổ, bé nhỏ trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. (SGK Ngữ văn 11 – tập 1, NXB Giáo Dục, tr.94)
v YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
Biết cách làm 1 bài văn nghị luận văn học, bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt
v YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản:
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”
2. THÂN BÀI:
a. NỘI DUNG:
- Thể hiện niềm xót thương đối với số phận của người nông dân nghèo.
+ Nỗi thương cảm của Liên với mấy đứa trẻ đi nhặt rác, với mẹ con chị Tí, vợ chồng bác sẩm, bà cụ Thi điên…cũng chính là cảm xúc của Thạch Lam. Thạch Lam đã hóa thân vào nhân vật để nói cái cảm quan xót thương của mình.
+ Nhà văn day dứt về một kiếp sống tàn lụi, héo úa, đơn điệu, hư vô chứ không chỉ là xót thương thông thường.
- Tác phẩm đã lên án, tố cáo xã hội chà đạp lên cuộc sống con người, đẩy con người vào cuộc sống quẩn quanh, bế tắc
- Khẳng định, đề cao bản chất tốt đẹp của con người
+ Liên dù là một cô bé còn nhỏ tuổi nhưng có tấm lòng nhân hậu, biết xót thương cho những cảnh ngộ xung quanh mình.
+ Dù trong hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống tù túng nhưng Liên vãn không ngừng mơ ước về một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn cuộc sống mà em đang sống: đêm nào cũng thức chờ đoàn tàu đi qua
=> Tác giả thể hiện niềm tin đối với con người, với giá trị của lòng yêu thương. Trân trọng những khát vọng vươn tới hạnh phúc, vươn tới tương lai tốt đẹp
b. NGHỆ THUẬT:
- Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tài hoa, tinh tế
- Ngôn ngữ vừa điêu luyện, sắc sảo vừa gần với lời ăn, tiếng nói hằng ngày
- Sử dụng thành công bút pháp lãng mạn
3. KẾT BÀI:
- Tổng kết và khẳng định lại vấn đề