Skip to main content

Chọn một trong hai câu sau: (7,0 điểm) Những khám phá, sáng tạo của nhà văn Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên?

Chọn một trong hai câu sau: (7,0 điểm)
Những khám phá, sáng tạo của nhà văn Nam Cao về đề

Câu hỏi

Nhận biết

Chọn một trong hai câu sau: (7,0 điểm)

Những khám phá, sáng tạo của nhà văn Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết đủ 3 phần (TB – MB – KL)

- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.

- Biết kết hợp các thao tác lập luận phân tích,so sánh, tổng hợp, khái quát,…

- Bố cục mạch lạc, trình bày rõ ràng.

- Hạn chế tối đa lỗi diễn đạt, chính tả.

v  Yêu cầu về kiến thức:

HS nêu được các ý chính sau :

1.     MỞ BÀI

-         Giới thiệu khái quát Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”.

-         Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: Những khám phá, sáng tạo của nhà văn Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật Chí Phèo.

2.     THÂN BÀI:

2.1: CÁCH KHÁM PHÁ RIÊNG VỀ CẢNH NGỘ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN:

Tình cảnh của Chí Phèo khác hẳn với các nhân vật trước đó:

- Cũng là người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng bị vu oan biến Chí Phèo thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình. -> Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá. Chí khi bán linh hồn của mình thì thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

 - Bắt đầu từ đây, những bi kịch đau đớn nhất như những cơn dông bão ập xuống quất vào số phận của Chí Phèo. Chí Phèo khi đã mất cả nhân hình và nhân tính thì mất hết tất cả. Chí Phèo đã làm cho cả làng Vũ Đại ngoài thị Nở không một ai tôn trọng, không còn một chút lương tâm nào hết, vì vậy Chí Phèo bị cả làng Vũ Đại chối bỏ và  sa vào tấn bi kịch đau đớn nhất bị từ chối làm người.

=>  Tình cảnh ấy của Chí Phèo đã phản ánh số phận người nông dân trung thực rơi xuống vực thẳm của bi kịch. Nam Cao không phản ánh số phận người nông dân ở khía cạnh cái đói, cái nghèo vật chất mà khắc họa họ ở bi kịch đau đớn về tinh thần.

2.2: CÁCH KHÁM PHÁ RIÊNG VỀ SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN:

Chí Phèo bị cả xã hội Vũ Đại từ chối khinh rẻ. Và đau đớn vô cùng khi chính Chí Phèo bị ngay cả người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn là Thị  Nở từ bỏ. Thời khắc ấy Chí Phèo lại uống rượu; Nhưng kỳ lạ thay Chí Phèo càng uống lại càng tỉnh. Chí Phèo đã quyết định cầm dao đi tìm và giết kẻ đã gây ra bất hạnh cho mình. Bá Kiến chết, Chí Phèo tự tử, còn Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong óc nghĩ ngay đến chiếc lò gạch bỏ không.

=> Số phận nhân vật đã đến hồi cáo chung một bi kịch đầy máu và uất hận. Với cách kết thúc đầu cuối tương ứng Nam Cao đã mở ra một bi kịch của tương lai. Một Chí Phèo chết đi, Chí Phèo con lại ra đời.

=>  Với cách kết thúc dữ dội ấy, Nam Cao đã sáng tạo nên nhân vật nô lệ thức tỉnh đứng lên đòi quyền làm người, đồng thời cũng dự báo sự thật đó là mâu thuẫn trong nông dân và địa chủ đã phát triển tới mức báo động, nó đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết

2.3. KHÁM PHÁ MỚI VÊ TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO

- Khi thể hiện giá trị nhân đạo các tác phẩm hiện thực phê phán thường đề cập sự cảm thông và và phát hiện phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Chí Phèo bị nhà tù thực dân và thủ đoạn tàn bạo của Bá Kiến trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Nam Cao vẫn tin trong đáy sâu thẳm tâm hồn đen độc của con quỷ ấy vẫn tồn tại bản chất lương thiện của người nông dân lao động mà không thể sức mạnh nào tiêu diệt được. Cho đến khi gặp thị Nở, mối tình chân thực của người đàn bà khốn khổ này mới có thể làm cho thức dậy cái chất con người của anh ta, hương vị tình yêu quyện trong bát cháo hành của Thị Nở đã gọi được linh hồn thuần hậu của Chí Phèo trở về trong suốt thời gian u mê bởi bùa quỷ dữ - Đó chính là cái nhìn nhân đạo độc đáo của Nam Cao.

3. KẾT BÀI:

- Khái quát lại những khám phá, sáng tạo của nhà văn Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật Chí Phèo.

- Khẳng định phong cách nghệ thuạt riêng, không thể lẫn của Nam Cao

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

     Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

  • Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam

    Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (2,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn

     Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn Tuân. (5,0 điểm)

  • Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô –

    Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô – ben về toán học), sau khi nhận giải có chia sẻ đại ý rằng: Không nhất thiết tất cả mọi người đều phải đạt được giải Fields, nhưng ai cũng có quyền ước mơ đến giải Fields và làm điều gì đó để nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mình.

    Suy nghĩ của anh (chị)  từ lời chia sẻ trên. (4.0 điểm)

  • Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước

    Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước khi đoàn tàu đi qua được miêu tả qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó giúp ta hiểu thêm những gì về người dân phố huyện và thái độ của tác giả?( 3,0 điểm) 

  • “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra

    “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng vệt sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đề thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

    Chị Tí phe phấy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng chậm rãi nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

    (Thạch Lam – “Hai đứa trẻ” Ngữ văn 11, tập 1, trang 98)

    Anh (chị) hãy phân tích ngữ liệu trên và cho biết thế nào là ngữ cảnh? (2,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ

    Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân? (8,0 điểm)

  • Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa

    Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa của hình ảnh đó? (2,0 điểm)

  • Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0

    Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0 điểm) 

     

     

  • Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm)&nb

     Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm)