Skip to main content

  Theo chương trình nâng cao Phân tích bài thơ  “Đọc Tiểu Thanh ký”  của Nguyễn Du [5 điểm]

Theo chương trình nâng cao
Phân tích bài thơ  “Đọc Tiểu Thanh ký”  của Nguyễn

Câu hỏi

Nhận biết

 

Theo chương trình nâng cao

Phân tích bài thơ  “Đọc Tiểu Thanh ký”  của Nguyễn Du [5 điểm]


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

 1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Văn chương ông mang nội dung tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

- Tác phẩm: một trong những tác phẩm thơ chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, kết tinh tư tưởng nhân đạo của nhà thơ.

2. PHÂN TÍCH BÀI THƠ:

a. NỘI DUNG:

- Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ biến thiên “dâu bể” của cuộc đời và sự thổn thức của một tấm lòng nhân đạo: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh đã bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.

- Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh gợi nhớ cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha.

- Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh: từ số phận của Tiểu Thanh, nhà thơ khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự thấy mình cũng là kẻ “cùng hội cùng thuyền” với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lung để bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.

- Hai câu kết: tiếng lòng khao khát tri âm: khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du đồng thời khóc cho chính mình, nhà thơ hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. → Bài thơ là tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du không chỉ đối với nỗi oan của những kiếp tài hoa mà còn đối với chính mình (giá trị nhân đạo và nhân bản sâu sắc).

b. NGHỆ THUẬT:

- Sử dụng tài tình phép đối, khả năng thống nhất những mặt đối lập trong từ ngữ, ngôn từ.

- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí…

 3. ĐÁNH GIÁ:

- Đóng góp mới mẻ về tư tưởng của nhà thơ.

- Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.

Câu hỏi liên quan

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm) 

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ"    [Pautopxki]

    (5,0 điểm)