Hình tượng nhân vật “Chí Phèo” trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. (6,0 điểm)
1. MỞ BÀI:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo – nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
2. THÂN BÀI:
a. Nguồn gốc xuất thân:
- Chí là một người không cha không mẹ, sinh ra ỏ cái lò gạch cũ bỏ không, một anh đi thả ống lươn nhặt được đưa về chuyền tay cho người đàn bà góa mù nuôi. Người đàn bà này bán Chí phèo cho bác phó cối không con. Khi bác phó cối chết, Chí Phèo bơ vơ, đi ở cho hết nhà này đến nhà nọ.
=> Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, tuổi thơ không được chăm sóc, yêu thương, che chở, giáo dục như những đứa trẻ khác. Chí Phèophaiair sống cuộc đời bơ vơ, không nơi nương tựa, chuyển từ tay hết người này đến người khác. Từ khi sinh ra Chí đã là một đứa trẻ bất hạnh.
b. 2O năm đầu đời:
- Năm 20 tuổi Chí đi ở và làm canh điền cho Bá Kiến…
- Là một thanh niên khỏe mạnh, có mơ ước bình dị: có một gia đình nho nhỏ, cuộc sống giản đơn…
- Là con người hiền lành, lương thiện, có lòng tự trọng
c. Sau khi đi tù về:
- Bị đẩy vào tù vì 1 cơn ghen của Bá Kiến.
- Ra tù, Chí Phèo biến dạng, tha hóa cả nhân hình và nhân tính:
+ Nhân hình: “trông đặc như thằng săng đá”, “cái đầu trọc lốc”, “cái răng cạo trắng hớn”…
+ Nhân tính: uống rượu triền miên say khướt, rạch mặt an vạ, …
Chí từ 1 người lương thiện trở thành 1 kẻ lưu manh rồi thành con "quỷ dữ" của làng Vũ Đại.
=> Nam Cao đã nhìn thấy sự ủy hoại ghê gớm về phẩm chất và nhân cách của người lao động do xã hội gây nên.
d. Sau khi gặp Thị Nở:
- Đã có tác dụng thức tỉnh bản chất trong con người Chí: Lần đầu Chí nhận ra được những âm thanh của cuộc sống; sợ sự cô độc, đặc biệt là chi tiết bát cháo hành – tình yêu thương chăm sóc của Thị Nở. Khát vọng của Chí được trở lại làm người lương thiện
e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
- Bà cô thị Nở: đại diện cho định kiến xã hội
- Chí đâm chết Bá Kiến rồi tự sát -> sự bế tắc, số phận bi kịch không lối thoát của người nông dân.
=> Đánh giá:
+ Hình tượng Chí Phèo có tính khái quát lớn về số phận người nông dân VN trước cách mạng tháng 8. Qua đó ta thấy được tư tưởng nhân đạo và tiếng nói tố cáo XH đanh thép của nhà văn Nam Cao.
+ Những đặc sắc chính về nghệ thuật xây dựng nhân vật
3. KẾT BÀI:
Khẳng định vấn đề.