Skip to main content

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. (7,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. (7,0

Câu hỏi

Nhận biết

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. (7,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM: . (0,5 điểm)

- Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại một số lượng sáng tác lớn. Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người

- “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” trong “Quốc âm thi tập”. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày hè giản dị, dân dã tràn đầy sức sống, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.

2. VẺ ĐẸP TÂM HỒN NGUYỄN TRÃI:

- Tâm hồn yêu thiên nhiên nồng nàn tha thiết: . (2,0 điểm)

+ Tâm thế an nhiên tự tại ngắm cảnh trong câu thơ đầu tiên.

+ Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, tràn đầy sức sống: hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp, thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. Nhà thơ căng mở mọi giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác) để đón nhận vẻ đẹp của cảnh ngày hè.

- Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống: (2,0 điểm)

+ Nhà thơ đã khắc họa bức tranh cuộc sống thanh bình: nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”, chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn.

+ Qua đó ta thấy được lòng yêu đời của Nguyễn Trãi. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản đang lan tỏa trong tâm hồn thi nhân. Âm thanh lao xao của chợ cá dội lên từ phía làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh cuộc sống thanh bình? Tiếng cầm ve hay chính là khúc nhạc lòng của nhà thơ được tấu lên?

- Tấm lòng ái ưu với dân với nước: . (2,0 điểm)

+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi bộc lộ chí hướng cao cả: khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

+ Đây là tư tưởng tích cực tiến bộ của Nguyễn Trãi và lí tưởng “dân giàu đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

3. ĐÁNH GIÁ VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM: . (0,5 điểm)

- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích.

- Sử dụng từ láy độc đáo: “đùn đùn, lao xao, dắng di

- Câu thơ lục ngôn, cô đọng hàm súc trong bài thất ngôn bát cú Đường luật

Câu hỏi liên quan

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

    (2,0 điểm)

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)