Skip to main content

Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)

Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

Câu hỏi

Nhận biết

Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

* Ý 1 (1,0 điểm):

Đặc trưng cơ bản nhất của VHDG là tính truyền miệng. Đó là phương thức sáng tác và lưu truyền chủ yếu của VHDG. Phương thức này có thể diễn ra như sau: Người này sáng tác ra một tác phẩm tác phẩm VHDG nào đó sẽ đọc (hoặc kể, hát,…) cho người khác nghe. Người nghe lưu giữ tác phẩm trong trí nhớ rồi lại đọc (kể, hát) cho người khác nữa nghe. Cứ như thế, tác phẩm được lưu truyền rộng rãi từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác.

* Ý 2 (1,0 điểm):

VHDG sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, vì:

- Do đ/k lịch sử - xã hội: VHDG ra đời rất sớm, khi dân tộc chưa có chữ viết. Ngay cả khi đã có chữ viết thì đại đa số tầng lớp bình dân vẫn không biết chữ nên họ vẫn sáng tác VHDG bằng ngôn ngữ nói.

- Do nhu cầu thưởng thức văn hóa: người bình dân có nhu cầu sáng tác và hưởng thụ văn học trực tiếp. VHDG là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng.

- Do đặc điểm loại hình: VHDG thường gắn với các hình thức diễn xướng (kể, hát, nói, trình diễn,..) nên phù hợp hơn với ngôn ngữ nói và phương thức truyền miệng.

Câu hỏi liên quan

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

    (2,0 điểm)

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm) 

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi

    Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :

    “Một cây làm chẳng lên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

    Viết một bài văn ngắn để bày tỏ cách hiểu của mình về câu tục ngữ đó như thế nào? (3,0 điểm)