“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »
(Nguyễn Du)
Qua bài thơ « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):
v Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục bài làm hợp lý, chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
v Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về giá trị đặc sắc của bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), học sinh cần làm sang tỏ cảm hứng về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh của tác giả.
Bài viết cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (0,5 điểm)
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (7,0 điểm)
* Giải thích: (1,0 điểm)
- Nỗi xót xa, thương cảm trước những số phận những người phụ nữ tài sắc phải chịu oan khổ bất hạnh.
- Sự phẫn nộ, lời lên án đối với chế độ phong kiến bất công, vô nhân đạo đã chà đạp, vùi dập cái tài, cái đẹp.
* Phân tích - chứng minh (4,0 điểm)
- Xót xa, thương cảm cho cuộc đời và số phận Tiểu Thanh
+ Cội nguồn cảm hứng : “nhất chỉ thư”.
+ Đồng cảm mãnh liệt: Vườn hoa tươi đẹp thành gò bãi tiêu điều hoang phế.
=> Gặp gỡ qua trang sách “một lòng đau đến với một lòng đau” (Xuân Diệu)
+ Xót xa: Có tài, có sắc (son phấn, văn chương), nhưng bị vùi dập, đày đoạ (chôn vẫn hận, đốt còn vương)
- Sự uất ức, phẫn nộ:
+ “Trời khôn hỏi”: sự phi lí, bất công, không ai có thể lí giải, biện minh được.
+ “Án phong lưu”: viết thơ văn là có tội, có tài văn chương thơ phú nghĩa là phải mang án (kì oan: án oan kì lạ)
- Sự đồng điệu, đồng cảm: tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch (bị vùi dập, đơn độc…).
=> Khóc vì cuộc đời dâu bể. Khóc thương Tiểu Thanh tài sắc mà bị đoạ đầy, phải chết oan khuất. Khóc cho chính mình vì bị vần xoay bởi thời cuộc, phải sống trong nỗi cô độc không người cảm thông chia sẻ. Khóc cho những thân phận tài hoa bạc mệnh bị vùi dập…
* Bình luận: (2,0 điểm)
- Cảm thương cho số phận những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh là chủ đề lớn, bao trùm, xuyên suốt trong sáng tác của Nguyễn Du (Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí).
- Ý nghĩa :
+ Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, lớn lao, sâu sắc (mở rộng đối tượng cảm thương, không chỉ là những người phụ nữ bình dân lam lũ, bé nhỏ, bị phụ thuộc như trong ca dao mà còn thương thân phận những người phụ nữ xuất thân trong những gia đình quyền quý, có tài, có sắc song phải chịu số phận trớ trêu; không chỉ thương người mà còn thương mình).
+ Giá trị phê phán, tố cáo đối với xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo đương thời, đã vùi dập cái tài, cái đẹp.
- Mở rộng : sự gặp gỡ trong các tư tưởng nhân đạo xưa và nay (Tì bà hành - Bạch Cư Dị, Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) => vấn đề lớn lao, sâu sắc, không có giới hạn không gian và thời gian…
3. KẾT THÚC VẤN ĐỀ (0,5 điểm)