Skip to main content

Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

Câu hỏi

Nhận biết

Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

-         Truyện cổ tích, tiểu loại truyện cổ tích thần kì (1,0 điểm):

+ Hình thức: là thể loại tự sự dân gian bằng văn xuôi.

+ Nội dung: truyện cổ tích thần kì kể về số phận của các kiểu nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người em, người dị dạng xấu xí, qua đó thể hiện mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.

+ Nghệ thuật: yếu tố kì ảo, môtip kết thúc có hậu.

-         Ca dao (1,0 điểm):

+ Hình thức: là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần.

+ Nội dung: diễn tả đời sống nội tâm của các kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người chị, người vợ trong quan hệ gia đình, tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ xã hội.

+ Nghệ thuật: sử dụng phổ biến thể lục bát, lối thơ trữ tình – trò chuyện, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng mang tính truyền thống, các hình thức lặp lại…

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ"    [Pautopxki]

    (5,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi

    Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :

    “Một cây làm chẳng lên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

    Viết một bài văn ngắn để bày tỏ cách hiểu của mình về câu tục ngữ đó như thế nào? (3,0 điểm) 

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm)