Skip to main content

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm)   

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

Câu hỏi

Nhận biết

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm) 

 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm văn nghị luận văn học

- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, tỏng sáng, có chính kiến có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: Chính tả, dùng từ, viết câu…

Chính tả, dùng từ, viết câu…

- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ

v Yêu cầu về kiến thức:

Cần đảm bảo các ý sau:

1.  MỞ BÀI: (1,0 điểm)

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật  Chí Phèo – nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

2. THÂN BÀI:

a. Mở đầu tác phẩm bằng tiếng chửi của Chí: (0,25 điểm)

- Đối tượng chửi: trời, đời, làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn-> Đối tượng ngày càng thu hẹp, ngày càng xúc phạm nặng nề.

=> Ý nghĩa tiếng chửi:

+ Bộc lộ bản chất lưu manh, côn đồ của Chí

+ Thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng và sự thèm khát giao tiếp dù là ở mức độ thấp nhất ( chửi nhau) của một con người cô độc, khốn khổ, bị cộng đồng xua đuổi, xa lánh.

Bên ngoài vỏ bọc sắc lạnh ta thấy được tình cảnh đáng thương, khốn khổ của Chí.

b. Nguồn gốc xuất thân: (0,5 điểm)

- Chí là một người không cha không mẹ, sinh ra ỏ cái lò gạch cũ bỏ không, một anh đi thả ống lươn nhặt được đưa về chuyền tay cho người đàn bà góa mù nuôi. Người đàn bà này bán Chí phèo cho bác phó cối không con. Khi bác phó cối chết, Chí Phèo bơ vơ, đi ở cho hết nhà này đến nhà nọ.

- Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, tuổi thơ không được chăm sóc, yêu thương, che chở, giáo dục như những đứa trẻ khác. Chí Phèophaiair sống cuộc đời bơ vơ, không nơi nương tựa, chuyển từ tay hết người này đến người khác. Từ khi sinh ra Chí đã là một đứa trẻ bất hạnh.

c. Khi trưởng thành: (0,75 điểm)

- Năm 20 tuổi Chí đi ở và làm canh điền cho Bá Kiến… Là một thanh niên khỏe mạnh, có mơ ước bình dị: có một gia đình nho nhỏ, cuộc sống giản đơn…

- Là con người hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng.

d. Sau khi đi tù về: (1,0 điểm)

- Chí Phèo biến dạng, tha hóa cả nhân hình và nhân tính, từ 1 con người lương thiện -> kẻ lưu manh -> quỷ dữ

+ Nhân hình: “trông đặc như thằng săng đá”, “cái đầu trọc lốc”, “cái răng cạo trắng hớn”…

+ Nhân tính: uống rượu triền miên say khướt, rạch mặt an vạ, đốt nhá,...

Nam Cao đã tố cáo sự ủy hoại ghê gớm đối với phẩm chất và nhân cách của người lao động do xã hội gây nên.

e. Sau khi gặp Thị Nở: (1,0 điểm)

- Đã có tác dụng thức tỉnh bản chất trong con người Chí: Lần đầu Chí nhận ra được những âm thanh của cuộc sống; sợ sự cô độc, đặc biệt là chi tiết bát cháo hành – tình yêu thương chăm sóc của Thị Nở => ý thức sâu sắc về mình, về cuộc đời.

- Khát khao được trở lại làm người lương thiện.

g.  Bị Thị Nở đoạn tuyệt: (1,0 điểm)

- Bà cô thị Nở: đại diện cho định kiến xã hội

- Thị Nở: tình người của thị không đủ sức để vượt qua định kiến đó

-> Hành động của thị Nở khiến Chí Phèo nhận ra rằng: xã hội dứt khoát không chấp nhận sự trở về của Chí.. chí lại rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn -> Chí xách dao đến giết Bá Kiến và tự sát

g. Đánh giá: (0,5 điểm)

- Khát quát lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

- Nêu được những nết chính về nghệ thuật

3. KẾT BÀI: (1,0 điểm)

Khái quát lại vấn đề: Qua tác phẩm người đọc có thể thấy rõ Nam Cao là một nhà văn có trái tim giàu lòng nhân ái, có thái độ yêu ghét rõ ràng và có khả năng phân tích tâm lí nhân vật 

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. (6,0 điểm) 

  • Phần chung
Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch

    Phần chung

    Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    (7,0 điểm)

     

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình

     Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.( 5,0 điểm)

  • Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)  

    Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)    

  • Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0

    Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0 điểm) 

     

     

  • Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

    Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

  • Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
Hiện nay có nhiều hoạt

     Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

    Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.( 3,0 điểm)

  • “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra

    “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng vệt sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đề thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

    Chị Tí phe phấy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng chậm rãi nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

    (Thạch Lam – “Hai đứa trẻ” Ngữ văn 11, tập 1, trang 98)

    Anh (chị) hãy phân tích ngữ liệu trên và cho biết thế nào là ngữ cảnh? (2,0 điểm)

  • Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa

    Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa của hình ảnh đó? (2,0 điểm)