Skip to main content

Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)    

Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)  

Câu hỏi

Nhận biết

Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)    


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

HS biết làm bài văn nghị luận, vận dụng các thao tác nghị luận để làm bài. Dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn đúng cách...

v Yêu cầu về kiến thức:

HS biết vận dụng những hiểu biết đã học ở bài: “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam để làm bài. HS có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. KHÁI QUÁT: (0,5 điểm)

-  Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

-  Nêu vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Liên

 2. CỤ THỂ:

* Tâm trạng của Liên khi chiều muộn: (1,5điểm)

-  Đôi nét về cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người (Cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn)

- Tâm trạng của Liên:

+ Buồn man mác: nỗi buồn bâng khuâng, mơ hồ mà chính Liên cũng không hiểu

(Liên hệ thơ Xuân Diệu:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”)

+ Niềm trắc ẩn, cảm thương những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.

Liên là cô bé còn nhỏ tuổi nhưng có tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm với cái buồn, cái khổ của con người.

* Tâm trạng của Liên khi đêm về: (1,5 điểm)

- Khái quát khung cảnh phố huyện và cuộc sống con người khi đêm về (phố huyện tăm tối, cuộc sống con người bấp bênh)

- Tâm trạng của Liên:

+ Buồn trước thực tại: đó là nỗi buồn thấm thía trước những cảnh vật quá quen thuộc, trước những con người nghèo khổ sống lay lắt, không bao giờ biết đến ánh sáng của niềm vui và hạnh phúc.

+ Nhớ về quá khứ: nhớ lại nhưng không rõ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh . Tuy thấp thoáng, xa xôi nhưng đó là kí ức đẹp, tuổi thơ êm đềm, đối lập với cuộc sống của thực tại.

+ Ước vọng về tương lai: khát khao hướng về ánh sáng, khát khao thay đổi cuộc đời

* Tâm trạng của Liên khi đợi tàu: (1,0 điểm)

 - Hình ảnh chuyến tàu (âm thanh, ánh sáng…)

 - Tâm trạng của Liên:

+ Chờ đợi, hồi hộp khi tàu chưa tới: đợi tàu là khát vọng muốn thoát khỏi sự tăm tối của phố huyện. Hai chị em Liên muốn sống một thế giới khác dù llaf trong khoảnh khắc nên đêm đêm cố thức đợi tàu đi qua.

+ Buồn, thất vọng khi tàu đi qua: su khi đoàn tàu đi qua, bong tối lại bao trùm phố huyện,

* Nghệ thuật: (0,5 điểm)

- Bút pháp tương phản, đối lập; miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.

 

Câu hỏi liên quan

  • Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ

    Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân? (8,0 điểm)

  • Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa

    Trong bài ”Thương vợ” của Trần Tế Xương hình ảnh nào được dùng để nói về bà Tú, ý nghĩa của hình ảnh đó? (2,0 điểm)

  • Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
Hiện nay có nhiều hoạt

     Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

    Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.( 3,0 điểm)

  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

     Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình

     Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.( 5,0 điểm)

  • “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra

    “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng vệt sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đề thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

    Chị Tí phe phấy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng chậm rãi nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

    (Thạch Lam – “Hai đứa trẻ” Ngữ văn 11, tập 1, trang 98)

    Anh (chị) hãy phân tích ngữ liệu trên và cho biết thế nào là ngữ cảnh? (2,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

    Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm) 

     

  • Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:
 “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái

     Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:

     “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình, cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.

     Anh (Chị)  hiểu ý kiến trên như thế nào?

    Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc phân tích một bài thơ trong phong trào Thơ mới mà anh (chị) yêu thích. (6.0 điểm) 

     

  • Đặc điểm nội dung thơ vănNguyễn Đình Chiểu? Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm cụ thể. (2,0

    Đặc điểm nội dung thơ vănNguyễn Đình Chiểu? Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm cụ thể. (2,0 điểm) 

  • Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0

    Anh (chị)  hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (6,0 điểm)