Skip to main content

Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam. Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

Câu hỏi

Nhận biết

Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

của lịch sử Việt Nam.

Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Về kiến thức đảm bảo yêu cầu sau:

- Xác định rõ luận đề: hào khí Đông A ( hào khí thời Trần).

-  Phạm vi dẫn chứng: bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng; học sinh có thể trình bày theo những cách

khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo song bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản

sau:

1. MỞ BÀI (0.5 điểm)

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng

- Nêu rõ luận đề: hào khí Đông A ( hào khí thời Trần)

2. THÂN BÀI (6,0 điểm)

a. Giới thiệu khái quát về đề tài “Tỏ lòng (thuật hoài), “ni lòng (cảm hoài) trong văn học trung đại (1,0 điểm)

b. Hào khí Đông A

- Giải thích ngắn gọn khái niệm hào khí Đông A (0,5 điểm)

- Hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng được thể hiện qua:

+ Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần lớn lao, kì vĩ.

* Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang lẫm liệt mang tầm vóc vũ

trụ, con người kì vĩ như át cả không gian bao la (chú ý phân tích không gian, thời

gian kì vĩ để làm nổi bật hình ảnh con người) (1,0 điểm)

* Có lí tưởng cao đẹp: có chí lớn lập công danh trong sự nghiệp cứu nước,

cứu dân (1 điểm)

* Có nhân cách cao cả (1,0 điểm)

+ Vẻ đẹp thời đại: Quân đội nhà Trần tượng trưng cho sức mạnh dân tộc, với khí

thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng (1,0 điểm)

=> Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại có sự hòa quyện

- Thành công nghệ thuật của bài thơ (0,5 điểm):

+ Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, đạt tới độ súc tích cao

+ Bút pháp nghệ thuật: mang tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ

3. KẾT BÀI (0.5 điểm)

Khẳng định bài thơ đã thể hiện được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả - một vị tướng giỏi thời Trần đồng thời bài thơ cũng toát lên hào khí Đông A – hào khí thời Trần, hào khí của đội quân đã từng khắc lên cánh tay hai chữ “Sát Thát”.

v Về kĩ năng đảm bảo những yêu cầu sau :

- Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc

- Diễn đạt trôi chảy; viết đúng chính tả, sạch đẹp

- Hệ thống luận điểm, luận cứ sáng rõ, phù hợp với yêu cầu của đề bài.

- Biết cách kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật

Câu hỏi liên quan

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
     

    Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:

                               “Bất tri tam bách dư niên hậu

                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

                                (Không biết hơn ba trăm năm sau

                                Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

                                                 (“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)

    ( 3,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm

    Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)

  • Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

    (2,0 điểm)