Skip to main content

Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? ( 2,0 điểm)

Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa

Câu hỏi

Nhận biết

Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? ( 2,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

-         Kết thúc truyện ngắn là cảnh cho chữ (0,25 điểm)

 

-         Trong phần kết thúc đó Huấn Cao đã cho quản ngục lời khuyên: lời khuyên của Huấn Cao và thái độ cung kính tiếp nhận lời khuyên đó của quản ngục: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” (0,75 điểm)

-         Ý nghĩa của lời khuyên:

+ Cái đẹp không thể cùng tồn tại với cái ác, cái xấu. Cái đẹp chỉ gắn liền với cái thiện, cái thiên lương.

+ Qua cảnh tượng cho chữ, ta thấy được sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác và cái xấu. Trong nơi tăm tối, hỗn loạn và xô bồ, cái đẹp vẫn được sáng tạo và sản sinh.. Huấn Cao đã giải thoát cho quản ngục khỏi cái nhà tù vô hình. Có thể nói cảnh cho chữ chính là sự nổi loạn của cái đẹp - đẹp của nhân cách, tài hoa, tạo nên quyền lực của cái đẹp. Cái cúi đầu của quản ngục chính là cúi đầu trước vẻ đẹp của thiên lương và cái đẹp của nhân cách.

->Truyện ngắn “Chữ người tử tù” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao-một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng, khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tình yêu nước…

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. (6,0 điểm) 

  • Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm)&nb

     Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm) 

  • Phần dành cho SBD chẵn:
Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông

    Phần dành cho SBD chẵn:

    Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau :

    Nhà văn NGUYỄN NGỌC THUẦN

    đoạt Giải thưởng Văn học Quốc tế Peter Pan 2008.

       Giải thưởng Peter Pan 2008 của Thụy Điển dành cho tác phẩm hay nhất viết cho thiếu nhi sẽ được trao cho nhà văn Việt Nam Nguyễn Ngọc Thuần với cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Nguyễn Ngọc Thuần, sinh năm 1972, quê Bình Thuận, là cây bút trẻ có sức viết dồi dào, từng có những tập truyện gây chú ý: Giăng giăng tơ nhện, Một thiên nằm mộng, trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Cha và con và ...tàu bay..., Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là cuốn sách đầu tay của nhà văn, viết về thế giới sinh động và những suy tưởng trong trẻo của một cậu bé 10 tuổi về môi trường, đời sống, những tình cảm ấm áp ở thôn quê. Một tác phẩm có cách kể lạ, cuốn hút. Năm 2007, cuốn sách được NXB Tranan phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh.

    (Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 164, tháng 5- 2008)

    (3,0 điểm)

  • Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

    Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn

     Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn Tuân. (5,0 điểm)

  • Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:
 “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái

     Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:

     “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình, cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.

     Anh (Chị)  hiểu ý kiến trên như thế nào?

    Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc phân tích một bài thơ trong phong trào Thơ mới mà anh (chị) yêu thích. (6.0 điểm) 

     

  • Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước

    Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước khi đoàn tàu đi qua được miêu tả qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó giúp ta hiểu thêm những gì về người dân phố huyện và thái độ của tác giả?( 3,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng ,
khom mình

    Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng ,

    khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một

    cái”.

    (“Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

    (3,0 điểm) 

  •  Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được

       Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. (4,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam

    Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (2,0 điểm)