Skip to main content

 Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:  “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình, cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.  Anh (Chị)  hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc phân tích một bài thơ trong phong trào Thơ mới mà anh (chị) yêu thích. (6.0 điểm)   

Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:
 “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái

Câu hỏi

Nhận biết

 Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:

 “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình, cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.

 Anh (Chị)  hiểu ý kiến trên như thế nào?

Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc phân tích một bài thơ trong phong trào Thơ mới mà anh (chị) yêu thích. (6.0 điểm) 

 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

 

v      Yêu cầu về kĩ năng:

- Hiểu ý kiến của Xuân Quỳnh bàn về thơ: vai trò, sức hấp dẫn của thơ

- Chọn và hiểu được các tác phẩm thơ mới để phân tích, minh hoạ cho ý kiến.

- Có kĩ năng giải thích, phân tích, bình dẫn chứng để minh hoạ; bố cục bài hợp lí.

v   Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:

I.KHÁI QUÁT (0,5 điểm)

Giới thiệu yêu cầu của đề, trích dẫn nhận định

II. GIẢI THÍCH:  (1.0 điểm)

- Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình

Đây là cách nói hình tượng nhằm nhấn mạnh vai trò lớn lao của thơ đối với cuộc sống.

- Cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh.

+  Nhan sắc người phụ nữ luôn tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn ban đầu. Bài thơ cũng vậy, để lại ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là những yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật: thể thơ, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu…

+ Đức hạnh của người phụ nữ chính là yếu tố quyết định để tạo nên cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Bài thơ còn lại mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người chính là ở nội dung cảm xúc mới mẻ, sâu sắc, độc đáo.

 Ở đây với cách nói hình tượng, Xuân Quỳnh khẳng định sức hấp dẫn của thơ. Điều đáng chú ý là khi đưa ra ý kiến của mình, nữ sĩ không hề coi nhẹ hình thức so với nội dung, cũng không đối lập giữa nội dung và hình thức. Bài thơ hay phải là bài thơ có sự kết hợp hài hòa, đẹp đẽ giữa nội dung và hình thức.

III. CHỨNG MINH (4,0 điểm)

 HS có thể chọn một bài thơ Mới trong chương trình hoặc bài thơ Mới bất kì mà em yêu thích. Song trong quá trình phân tích phải thể hiện rõ tính định hướng: ấn tượng đầu tiên dễ lôi cuốn người đọc là gì? Nội dung cảm xúc của bài thơ có gì mới mẻ, sâu sắc, độc đáo? Sự hài hòa giữa nội dung và hình thức biểu hiện?

IV. ĐÁNH GIÁ, MỞ RỘNG (0,5 điểm)

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định.

- Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ đã chọn nói riêng, của thơ Mới nói chung.

 

 

Câu hỏi liên quan

  • Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
Hiện nay có nhiều hoạt

     Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

    Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.( 3,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình

     Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thi Nở. tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.( 5,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam

    Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (2,0 điểm)

  • Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa

    Chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? ( 2,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

    Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm) 

     

  • Tìm và phân tích ý nghĩa của thành ngữ trong các đoạn thơ sau :
“Chồng người đi ngược

     

    Tìm và phân tích ý nghĩa của thành ngữ trong các đoạn thơ sau :

    “Chồng người đi ngược về xuôi

    Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

                                                      (Ca dao )

    “  Một đời được mấy anh hùng

    Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi”

                                                         (Nguyễn Du )

    (2,0 điểm )

  • Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô –

    Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô – ben về toán học), sau khi nhận giải có chia sẻ đại ý rằng: Không nhất thiết tất cả mọi người đều phải đạt được giải Fields, nhưng ai cũng có quyền ước mơ đến giải Fields và làm điều gì đó để nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mình.

    Suy nghĩ của anh (chị)  từ lời chia sẻ trên. (4.0 điểm)

  •  Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được

       Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. (4,0 điểm)

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra

    “ …Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng vệt sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đề thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

    Chị Tí phe phấy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng chậm rãi nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

    (Thạch Lam – “Hai đứa trẻ” Ngữ văn 11, tập 1, trang 98)

    Anh (chị) hãy phân tích ngữ liệu trên và cho biết thế nào là ngữ cảnh? (2,0 điểm)