Skip to main content

Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô – ben về toán học), sau khi nhận giải có chia sẻ đại ý rằng: Không nhất thiết tất cả mọi người đều phải đạt được giải Fields, nhưng ai cũng có quyền ước mơ đến giải Fields và làm điều gì đó để nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mình. Suy nghĩ của anh (chị)  từ lời chia sẻ trên. (4.0 điểm)

Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô –

Câu hỏi

Nhận biết

Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã nỗ lực hết mình để đạt giải Fields (tương đương giải Nô – ben về toán học), sau khi nhận giải có chia sẻ đại ý rằng: Không nhất thiết tất cả mọi người đều phải đạt được giải Fields, nhưng ai cũng có quyền ước mơ đến giải Fields và làm điều gì đó để nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mình.

Suy nghĩ của anh (chị)  từ lời chia sẻ trên. (4.0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cụ thể ở là bàn về khát vọng vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống và nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân. Đó là quyền mà cũng là nghĩa vụ làm nên phẩm chất cao đẹp của mỗi con người …

- Kết cấu, lập luận, diễn đạt chặt chẽ, sắc bén làm sáng tỏ vấn đề trung tâm.

Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:

1.     GIẢI THÍCH ( 0,5 điểm )

- Giải Fields: Giải thưởng của thế giới trao cho thành tựu lớn về toán học – đó là đỉnh cao vinh quang về trí tuệ. Hiểu rộng ra, giải Fields là sự toả sáng của những thành công đỉnh cao trong cuộc sống .

- Ước mơ đạt giải Fields:  là giấc mơ đạt tới những đỉnh cao trong cuộc sống  

- Làm điều gì đó: Là không chỉ mơ ước mà còn phải hành động, làm những việc dù là rất nhỏ để nâng cao ý nghĩa đời sống của mình

- Tổng hợp :

   Với cách nói gần gũi của một lời chia sẻ nhưng lại rất chặt chẽ trong ý tứ và cách diễn giải, câu nói của giáo sư Ngô Bảo Châu gửi đến chúng ta một thông điệp: Người ta không nhất thiết phải đạt được giải Fields, nhưng người ta cần phải có ước mơ vươn tới những đỉnh cao trong cuộc sống và nhất định phải làm những điều gì đó dù là nhỏ nhất để nâng cao đời sống của mình.

2.     PHÂN TÍCH: (3,0 điểm)

a) Không nhất thiết mọi người phải đạt được giải Fields của cuộc sống vì:(0.5 điểm )

- Giải Fields - đỉnh cao lí tưởng của thành công trong c/s. Nó thật sự hiếm hoi nên hầu như chỉ những người biết hi sinh hết mình và thật sự xuất chúng mới đạt được.

- Bản thân mỗi cá nhân bao giờ cũng có rất nhiều những hạn chế, đặc biệt là về trí tuệ, ý chí, nghị lực … điều này ngăn cản chúng ta đến được với giải Fields

- Đa số chúng ta lại bị quy định bởi những hoàn cảnh riêng với đầy những giới hạn, làm cho chúng ta không có điều kiện vươn lên tới những đỉnh cao lí tưởng.

- Câu nói trước hết là cái nhìn thấu đáo, đầy cảm thông với những hạn chế của mỗi cá nhân trong tính hiện thực của c/s.

b) Nhưng con người ta không thể thiếu giấc mơ vươn tới những đỉnh cao của cuộc sống (bàn về ý nghĩa của ước mơ và khát vọng trong cuộc sống) ( 1,25 điểm)

 - Chính ước mơ, khát vọng giúp người ta thành công trong cuộc sống

 + Ước mơ, khát vọng là động lực giúp con người luôn biết vươn lên giành lấy những đỉnh cao trong c/s (lấy VD trong các lĩnh vực: sáng tạo khoa học, sáng tác văn học …), những đỉnh cao mang tầm nhân loại.

 + Ước mơ và khát vọng đôi khi còn là động lực sống giúp người ta vượt qua rất nhiều khó khăn, hạn chế của bản thân, của hoàn cảnh sống . Khi ấy, giải Fields đối với mỗi người không chỉ là những thành công vĩ đại mang tầm nhân loại mà còn chính là những thành công dù là rất nhỏ nhưng có ý nghĩa đối với mỗi người

 + Nếu thiếu ước mơ khát vọng , c/s con người rất dễ rơi vào tầm thường tẻ nhạt, thậm chí mất hết động lực sống, người ta dễ gặp sai lầm và trở thành kẻ thất bại trong c/s  …

 - KL: Con người không thể sống mà không ước mơ, khát vọng. Chính ước mơ khát vọng đã nâng cao ý nghĩa cuộc đời mỗi chúng ta.

c)  Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ biết ước mơ mà luôn cần phải làm một điều gì đó thực tế để nâng cao đời sống của mình. ( 1,25 điểm)

-  Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào của cuộc sống chúng ta vẫn có thể làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn 

- Con người đẹp nhất là con người luôn biết nâng cao ý nghĩa đời sống của mình bằng những việc làm cụ thể : Không nhất thiết chúng ta phải đạt được giải Fields lớn lao mang tầm vóc nhân loại, nhưng chúng ta cần phải đạt được giải Fields của chính cuộc đời mình. Vì thế, chúng ta không chỉ biết ước mơ và khát vọng mà phải luôn biết làm những điều dù là rất nhỏ để nâng cao ý nghĩa đời sống của mình trong hoàn cảnh của c/s thực tế của bản thân (lấy những VD thực tế). Khi ấy chúng ta đã là những người thành công.

3.     BÌNH LUẬN, MỞ RỘNG ( 0,5 điểm )

- Câu nói toát lên những suy nghĩ nhân văn: Đồng cảm với những hạn chế, nhìn thấu đáo mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng và hoàn cảnh thực của con người, nhưng đồng thời cổ vũ  cho con người luôn biết vươn lên sống có ý nghĩa nhất

- Bản thân anh (chị)  đã làm những để nâng cao ý nghĩa cuộc sống của mình?

- Muốn đạt được bất kì thành công nào chúng ta cũng cần rèn luyện nghị lực, ý chí, quyết tâm hành động…và nhất là không bao giờ được viển vông hoặc chán nản buông xuôi trước hoàn cảnh.

Câu hỏi liên quan

  • Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
Hiện nay có nhiều hoạt

     Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

    Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.( 3,0 điểm)

  • Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước

    Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng trong đêm tối ở phố huyện, trước khi đoàn tàu đi qua được miêu tả qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó giúp ta hiểu thêm những gì về người dân phố huyện và thái độ của tác giả?( 3,0 điểm) 

  • Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:
 “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái

     Bàn về thơ, nữ sĩ Xuân Quỳnh có viết:

     “Thơ đối với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình, cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.

     Anh (Chị)  hiểu ý kiến trên như thế nào?

    Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc phân tích một bài thơ trong phong trào Thơ mới mà anh (chị) yêu thích. (6.0 điểm) 

     

  • Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm)&nb

     Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí? (2,0 điểm) 

  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

     Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) (8,0 điểm) 

  • Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

    Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

  • Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)  

    Diễn biến tâm trạng Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam. (5,0 điểm)    

  • Cảm nhận của anh (chị) qua hai câu thơ sau:
             “

    Cảm nhận của anh (chị) qua hai câu thơ sau:

                 “ Quanh năm buôn bán ở mom sông

                   Nuôi đủ năm con với một chồng”

                                     (“Thương vợ”- Trần Tế Xương)

    (2,0 điểm) 

  • Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị)

    Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XV, “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng), anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề sau:

    Phê phán trong cuộc sống, nên chăng? (3,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng ,
khom mình

    Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng ,

    khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một

    cái”.

    (“Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

    (3,0 điểm)