Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:
“…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.
Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được cách làm bài nghị luận văn học
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, chính xác
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc
Yêu cầu về kiến thức
Có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chính sau đây:
1. KHÁI QUÁT: (1,0 điểm)
- Tác giả: Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, cái thiên lương
- Tác phẩm: Là một truyện ngắn đặc sắc được rút ra từ tập truyện “Vang bóng một thời” .Tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương.
2. PHÂN TÍCH: (6,0 điểm)
- Là một người làm nghề coi tù, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời
- Quản ngục có thú chơi thanh tao - thú chơi chữ đẹp; viên ngục quan biết trân trọng giá trị con người và những giá trị văn hóa ( Diến biến tâm trạng của ngục quan khi tiếp nhận Huấn Cao và khi phải đưa Huấn Cao đi; thái độ và hành động đối xử với Huấn Cao trong ngày giam giữ…)
- Là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu cái tài; không sang tạo ra cái đẹp nhưng biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Đó là con người có bản lĩnh, bất chấp nguy hiểm tính mạng làm đảo lộn trật tự trong nhà tù để tôn thờ một thần tượng, bày tỏ tình yêu người tài và cái đẹp
- Cùng với Huấn Cao, hình tượng quản ngục đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, thái độ đối với cái đẹp sức mạnh của cái đẹp; đồng thời cũng kín đáo bày tỏ long yêu nước và thái độ bất mãn đối với xã hội đương thời.
- Nghệ thuật: Nêu được nghệ thuật xây dựng nhân vật: theo bút pháp hiện thức; tình huống độc đáo; không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập; ngôn ngữ góc cạnh, giàu chất tạo hình