Skip to main content

(1,5đ) Dung dịch A gồm NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M. Dung dịch B (gồm HCl 0,04M và H2SO4) có pH = 1. Thêm V ml dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để được dung dịch X có pH bằng 13. (coi thể tích dung dịch X bằng tổng thể tích dung dịch A và dung dịch B) Tính V. Tính số gam kết tủa sinh ra trong thí nghiệm trên.

(1,5đ)
Dung dịch A gồm NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M. Dung dịch B (gồm HCl 0,04M và H2SO4) có

Câu hỏi

Nhận biết

(1,5đ)

Dung dịch A gồm NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M. Dung dịch B (gồm HCl 0,04M và H2SO4) có pH = 1. Thêm V ml dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để được dung dịch X có pH bằng 13. (coi thể tích dung dịch X bằng tổng thể tích dung dịch A và dung dịch B)

Tính V. Tính số gam kết tủa sinh ra trong thí nghiệm trên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Tính nNaOH = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,06 mol

=>  tổng số mol OH- = 0,2 mol

Dung dịch X có pH = 13 nên OH- dư và [OH-] = 0,1M

Gọi số lít dd B là x lít \rightarrow  nH+ = 0,1x

Từ pứ: H+ + OH- \rightarrow  H2O

Có (0,2 – 0,1x) = 0,1. (0,1 + x) \rightarrow  x = 0,95.

Vậy thể tích dung dịch B là 0,95 lít = 950 ml.

Số gam kết tủa là của BaSO4 0,0285 mol (Ba2+ dư)= 0,0285 .233 = 6,6405 gam.

Câu hỏi liên quan

  • (4 điểm): Hoàn thành phương trình phân tử, viết phương trình ion thu gọn:
   

    (4 điểm): Hoàn thành phương trình phân tử, viết phương trình ion thu gọn:

        a. KOH  +  HCl \rightarrow

        b. Ba(NO3)+  Na2SO\rightarrow

        c. CuO  + HNO3   \rightarrow

        d. (NH4)2CO3  +  NaOH \rightarrow

  • (1,5đ)
Cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với: dung dịch Ba(OH)2; kim loại Cu (NO

    (1,5đ)

    Cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với: dung dịch Ba(OH)2; kim loại Cu (NO là sản phẩm khử duy nhất).

    Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Nêu vai trò của HNO3 trong mỗi phản ứng.

  • (2 điểm)
1. Xác định các chất A, B, D, E và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ

    (2 điểm)

    1. Xác định các chất A, B, D, E và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ sau:

                     

    Biết rằng khi đốt cháy 0,1 mol E thu được 0,9 mol CO2

    2. Một sơ đồ để điều chế cao su Buna như sau, xác định M và viết các phương trình phản ứng:

                        M\rightarrow N\overset{xt,p}{\rightarrow}P\overset{+H_{2}}{\rightarrow}Q\rightarrow Cao su Buna   

  • ( 2 điểm):
Viết công thức cấu tạo của các hợp chất dị vòng sau đây:
a) 2-Metyl-5-phenylthiophen.
b)

    ( 2 điểm):

    Viết công thức cấu tạo của các hợp chất dị vòng sau đây:

    a) 2-Metyl-5-phenylthiophen.

    b) Axit 3-etylpirol-2-cacboxylic.

    c) 2,6-Đi-tert-butylpiriđin.

    d) Etyl piriđin-3-cacboxylat.

  • (1đ)
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối

    (1đ)

    Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với oxi là d.

    Tìm khoảng giá trị của d. Khi d = 1,3 thì % khối lượng của KNO3 trong hỗn hợp X là bao nhiêu?

  • (3 điểm): 
a. Cho 16,05 gam Fe(OH)3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 1M, thu được

    (3 điểm): 

    a. Cho 16,05 gam Fe(OH)3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa a gam muối. Viết phương trình phản ứng xảy ra, tìm các giá trị V và a.

    b. Hòa tan hoàn toàn 10,08 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí NO (ở đktc và là khí thoát ra duy nhất), tính khối lượng muối tan có trong dung dịch sau phản ứng.

  • (3 điểm)
1. Chọn chất phù hợp, viết phương trình (ghi rõ điều kiện phản ứng) thực hiện biến

    (3 điểm)

    1. Chọn chất phù hợp, viết phương trình (ghi rõ điều kiện phản ứng) thực hiện biến đổi sau về Nitơ và các hợp chất của nitơ :

    2. Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam bột kim loại M hóa trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5M (d = 1,25g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lít (ở 0oC và 2 atm) hỗn hợp khí gồm NO, N2 . Trộn hỗn hợp khí này với lượng oxi vừa đủ thành hỗn hợp A, sau phản ứng thấy thể tích khí chỉ bằng 5/6 thể tích của hỗn hợp A.

    Xác định nguyên tử khối và gọi tên kim loại M. Tính nồng độ % dung dịch HNO3 sau phản ứng.

  • (3 điểm)
Cho các chất:  anabazin;  nicotin; nicotirin.

a) Viết phương trình phản ứng

    (3 điểm)

    Cho các chất:  anabazin;  nicotin; nicotirin.

    a) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho mỗi chất trên tác dụng với HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1.

    b) Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính bazơ.

    c) Oxi hóa nicotin bằng K2Cr2O7 trong dung dịch H2SO4 thu được axit nicotinic. Viết công thức cấu tạo của axit nicotinic và so sánh nhiệt độ nóng chảy của nó với axit benzoic. Giải thích.

  • (1,5đ).
Viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện – nếu có) để hoàn thành sơ đồ phản

    (1,5đ).

    Viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện – nếu có) để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

  • (1đ).
Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N) có 46,67%N; 6,67%H về khối lượng. Đốt cháy hoàn

    (1đ).

    Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N) có 46,67%N; 6,67%H về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam X thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của X, biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.