Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa đỏ do hai cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm hai loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có bốn loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên ?
P hoa đỏ quả nhỏ : A-B-dd
P tự thụ
F1 : 2 loại KH , trong đó hoa đỏ quả nhỏ A-B-dd = 9/16
Mà dd tự thụ chỉ cho dd: quả nhỏ
=> KH còn lại là hoa trắng quả nhỏ
Vậy tính trạng màu hoa : 9 đỏ : 7 trắng
Tính trạng màu hoa do 2 gen tương tác bổ trợ nhau theo kiểu : A-B- đỏ; A-bb = aaB- = aabb : trắng
=> P: AaBb
P x cây khác
F1: 4 loại KH tỉ lệ 3:3:1:1
Mà cũng chỉ có tối đa 4 loại KH : đỏ-to ; đỏ-nhỏ; trắng-to; trắng-nhỏ
Xét tính trạng dạng quả: P nhỏ(dd) x cây khác
Do đời con xuất hiện cả 2 loại KH : to D- và nhỏ dd nên cây khác chắc chắn có KG là Dd
Vậy phép lai: Dd x dd
=> F1: 1/2Dd :1/2 dd <=> KH : 1 to : 1 nhỏ
Xét 2 tình trạng, F1 có tỉ lệ KH = 3:3:1:1 = (3:1)x(1:1)
=> Tính trạng màu hoa phân tính theo tỉ lệ 3:1
Xét tính trạng màu hoa, tỉ lệ phân tính là 3:1
F1 có 4 tổ hợp lai = 4x1. Mà P AaBb đã cho 4 tổ hợp giao tử
=> Cây khác chỉ cho 1 tổ hợp giao tử và có KG là aabb. ( loại TH AABB vì khi đó F1 sẽ chỉ có 1 KH là 100% A-B-)
Vậy ta chỉ có 1 phép lai là P AaBbdd x aabbDd