Skip to main content

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu"  (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục 2011)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Câu hỏi

Nhận biết

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" 

(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục 2011)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu: * Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học (về một đoạn trích thơ) với bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, biết lựa chọn những từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ để phân tích làm nổi bật giá trị tác phẩm. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý như sau: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 2. Cảm nhận về đoạn thơ. - Bức tranh thiên nhiên hiện ra với nhiều vẻ đẹp: êm đềm dân dã với những tín hiệu đặc trưng của mùa thu làng quê (hương ổi, gió se, sương thu); thơ mộng gợi cảm xao xuyến (dòng sông, đám mây).- Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên: Cảm nhận bằng nhiều giác quan với sự rung động tinh tế (phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình); bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng (bỗng, hình như...). Đó là tình yêu tha thiết mà sâu lắng của con người đã trải qua bao giông tố chiến tranh nên càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống thanh bình... - Nghệ thuật miêu tả: Thể thơ 5 chữ nhịp nhàng khoan thai mà suy tư sâu lắng, hệ thống hình ảnh thơ mộng mà gợi cảm có hồn; sử dụng tài tình hệ thống từ ngữ diễn tả trạng thái mong manh, mơ hồ của cảm giác.3. Đánh giá chung.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích truyện Làng của Kim Lân.

    Phân tích truyện Làng của Kim Lân.

  • Tóm tắt truyện Cố hương của Lỗ Tấn.

    Tóm tắt truyện Cố hương của Lỗ Tấn.

  • Hãy phân tích một bài thơ viết về Bác Hồ đã gây cho em nhiều xúc dộng hơn cả.

    Hãy phân tích một bài thơ viết về Bác Hồ đã gây cho em nhiều xúc dộng hơn cả.

  • Cảm nhận về bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.

    Cảm nhận về bài Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.

  • Cảm nhận về một số nhân vật đáng yêu được nói đến trong truyện Lặng lẽ Sa Pa.

    Cảm nhận về một số nhân vật đáng yêu được nói đến trong truyện Lặng lẽ Sa Pa.

  • Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

    Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

  • Hình ảnh anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

    Hình ảnh anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

  • Cảm nhận của em về hình bóng quê nhà và con người nơi quê cha đất tổ trong truyện Cố hương

    Cảm nhận của em về hình bóng quê nhà và con người nơi quê cha đất tổ trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn.

  • Hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của em khi đọc Con chó Bấc trích tiêu thuyết Tiếng gọi nơi

    Hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của em khi đọc Con chó Bấc trích tiêu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G. Lân-đơn.

  • Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

    Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.