Vẻ đẹp của một thế hệ người Việt Nam trong đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
1/ Đoạn thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp vừa bi tráng vừa lãng mạn, vừa hào hùng vừa hào hoa của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Vẻ đẹp ngang tàng, oai hùng, vượt lên trên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh:
+ Thực tế gian khổ, khắc nghiệt: bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội, làm suy nhược sức khỏe của những người lính - da xanh bủng như màu lá, khiến họ phải cạo tóc, nhiều người bị rụng tóc,... Thậm chí có những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng núi hoang vu vì căn bệnh quái ác này.
+ Song những người lính vẫn vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh: Cách nói "không mọc tóc" [chứ không phải "tóc không mọc"] đã cho thấy sự chủ động của họ và dường như thấp thoáng một nụ cười dí dỏm. Hơn hết, ở họ vẫn toát lên sự kiêu hùng, dũng mãnh "dữ oai hùm"
- Vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng cống hiến dồn tụ trong ánh nhìn rực lửa "mắt trừng gửi mộng...". "Mộng" ở đây chính là giấc mộng được chiến đấu, được hi sinh vì độc lập dân tộc.
- Vẻ đẹp của những tâm hồn trai tráng, trẻ trung với những khát vọng tình yêu chân thành, say đắm: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
2/ Nghệ thuật miêu tả:
- Bút pháp tả thực.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng kết hợp rất hài hòa.