Skip to main content

Sau khi tiếp cận tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bạn đọc viết: “Bên ánh lửa bập bùng của đêm thiêng kể chuyện, tiếng cụ Mết dõng dạc vang lên dặn dò, khắc sâu vào tâm can con cháu: “ Chúng nó cầm súng ,mình phải cầm giáo”. Và đây cũng là ý tưởng chủ đạo để nhà văn Nguyễn Trung Thành triển khai toàn bộ nội dung câu chuyện “Rừng Xà Nu” của mình”.  Bằng những hiểu biết về tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành, anh (chị) hãy phân tích và chứng minh rằng: Câu nói trên của cụ Mết là đúng, nó trở thành chân lý sống động của dân làng Xô Man trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù tàn ác, hung bạo.

Sau khi tiếp cận tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bạn đọc viết:
“Bên ánh

Câu hỏi

Nhận biết

Sau khi tiếp cận tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bạn đọc viết:

“Bên ánh lửa bập bùng của đêm thiêng kể chuyện, tiếng cụ Mết dõng dạc vang lên dặn dò, khắc sâu vào tâm can con cháu: “ Chúng nó cầm súng ,mình phải cầm giáo”. Và đây cũng là ý tưởng chủ đạo để nhà văn Nguyễn Trung Thành triển khai toàn bộ nội dung câu chuyện “Rừng Xà Nu” của mình”. 

Bằng những hiểu biết về tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành, anh (chị) hãy phân tích và chứng minh rằng: Câu nói trên của cụ Mết là đúng, nó trở thành chân lý sống động của dân làng Xô Man trong cuộc chiến tranh nhân dân chống lại kẻ thù tàn ác, hung bạo.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

a.Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách phân tích một tác phẩm văn xuôi, nhằm làm sáng tỏ câu nói có tính chân lí của cụ Mết.

- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Cơ bản đáp ứng những ý chính sau :

- Khi chưa có vũ khí, dân làng Xô Man cay đắng chịu đựng trước sự tàn ác, huỷ diệt của kẻ thù. - Được sự động viên nhiệt tình của anh Quyết, dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí kháng chiến. Bọn giặc đánh hơi, tìm cách truy tìm Tnú,(người lãnh đạo cuộc kháng chiến) nhằm đập tan “ mộng cầm vũ khí” mà chúng rất sợ. Chúng bắn doạ Dít, đánh chết một cách tàn nhẫn mẹ con Mai.

- Không chịu được cảnh kẻ thù tra tấn vợ con, trong cơn bức xúc,(bỏ qua sự can ngăn khôn ngoan của cụ Mết) Tnú đã xông vào bọn lính. Mặc dù anh có đầy đủ sức khỏe và tố chất người cộng sản, nhưng với “hai bàn tay trắng”, không những anh không cứu được vợ con, mà bản thân mình cũng bị chúng trói lại và sau đó tra tấn bằng cách đốt đôi bàn tay, để thị uy cả dân làng không được cầm vũ khí đối đầu với chúng.

- Không để cho kẻ thù sát hại Tnú, dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, bằng vũ khí tự tạo trong tay, bằng lòng hờn căm tích tụ, dân làng Xô Man đã đồng loạt đứng dậy giết chết kẻ thù, giải phóng cho Tnú.

- Nhờ trang bị vũ khí, dân làng Xô Man đã làm chủ buôn làng của mình.

- Khẳng định lại câu nói của cụ Mết là đúng, có tính chân lý.

* Nghệ thuật: - Khắc họa sinh động khung cảnh hoành tráng về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man - Tác phẩm mang đậm âm hưởng sử thi. - Thành công trong việc xây dựng tính cách nhân vật Tnú.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  • Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện

    Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện gì? Hăy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

  • Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.