Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử nào để đề ra chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975-1976). Tóm tắt diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
* Điều kiện để chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam:
- Cuối năm 1974, đầu năm 1975 trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng. Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
- Tuy nhiên Bộ chính trị nhấn mạnh " cả năm 1975 là thời cơ " và chỉ rõ " nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975 " Bộ chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
* Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:
a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 3/4 đến 24/3)
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt ở đâu một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu năm 1975.
- Thực hiện kế hoạch ta tập trung quân chủ lực mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên. Trận the chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã giành thắng lợi (trước đó ngày 4/3 quân ta đánh nghi binh ở Playcu và Kom Tum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó). Ngày 12/3/1975 địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
- Sau hai đòn ở Buôn Ma Thuột (vào ngày 10 và 12/3) hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần hàng ngũ rối loạn.
- Ngày 14/3/1975 Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân Tây Nguyên về giữ vững duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21/3 đến 29/3)
- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng,
- Ngày 21/3 quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch chặn đánh các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây chúng trong thành phố Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25/3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (26/3) thì giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Đà Nẵng thành phố lớn thứ hai miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập. Hơn 10 vạn địch bị dồn ứ về đây và trở nên hỗn loạn, mất khả năng chiến đấu. Sáng 29/3 quân ta từ ba phía Bắc, Tây, Nam tiến thắng vào thành phố, đến 3 giờ chiều thì chiếm toàn bộ Đà Nẵng.
- Trong cùng thời gian trên, từ cuối tháng 3 đến tháng 4 nhân dân các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và quân chủ lực đã nổi dậy giành quyền làm chủ.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến 30/4)
- Sau thắng lợi Chiến dịch Tây Nguyên và Huế- Đà Nẵng, Bộ chính tri Trung ương Đảng ta nhận định " Thời cơ chiến lược đã đến ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam", từ đó đi đến quyết định " Phải tập trung nhanh nhất lưc lượng binh kí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975) ". Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được Bộ chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh (14/4/1975)
- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.
- 17 giờ ngày 26/4 quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch , 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức Tổng thống chính phủ Sài Gòn ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu sự toàn thắng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử