Skip to main content

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:                     Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… (Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2011) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ                     Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,                     Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa                     Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.                                       (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12,

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:
         

Câu hỏi

Nhận biết

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:

                    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2011)

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

                    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

                    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

                    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

                                      (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12,


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, và 2 đoạn trích (0,5đ)

2. Cảm nhận (4đ)

a. Cảm nhận chung: (1đ)

- ND : + Diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả trước những sự kiện, những bước ngoặt lớn trong đời.

           + Gửi gắm quan điểm nghệ thuật của 2 nhà thơ: Văn học nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nó không mâu thuẫn với các vấn đề chính trị xã hội.

- NT : Hình ảnh so sánh phong phú, gợi cảm, trí tưởng tượng bay bổng.

b. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Từ ấy: (1.5đ)

- ND: Niềm hạnh phúc, vui sướng của Tố Hữu khi được gặp gỡ ánh sáng Cách mạng.

- NT: Giọng điệu sôi nổi, chất lãng mạn trong trẻo.

c. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu: (1,5đ)

- ND: Diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của Chế Lan Viên khi được trở về với nhân dân, với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

- NT: Giọng điệu tha thiết, giàu chất suy tư, thể hiện sự trải nghiệm của tác giả.

3. Đánh giá (0,5đ)

- Hai đoạn thơ đã kết tinh được vẻ đẹp thơ ca của 2 thi sĩ.

- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, với Đảng.

 

 

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  • Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết

    Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nê n thành

    Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nê n thành tựu.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. (3,0 điểm)