Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
a) Giới thiệu hai đoạn thơ
b) Phân tích, cảm nhận
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình
- Hình ảnh thiên nhiên và con người được gợi tả mộc mạc mà duyên dáng, đầy tình người: chiều sương, hồn lau, người độc mộc, hoa đong đưa …
- Điệp khúc: có thấy, có nhớ thể hiện sự thôi thúc, đắm chìm trong nỗi nhớ sông nước mênh mang, hoà vào khung cảnh thơ mộng
- Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là khung cảnh sông nước xứ Huế qua cảm nhận của cái tôi trữ tình đầy tâm trạng
- Cảnh vật buồn, chia lìa
- Khung cảnh đẹp bị xoá nhoà giữa thực tại và ảo mộng
- Câu hỏi tu từ cất lên như tiếng kêu đầy da diết mong mỏi khắc khoải
c) Nét tương đồng và khác biệt:
Tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều là sự cảm nhận của cái tôi trữ tình về khung cảnh sông nước quê hương
+ Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. Cả hai đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa của hai hai thi sĩ
- Khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang màu sắc tâm trang chia ly, mong nhớ khắc khoải
+ Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến
d) Lí giải sự tương đồng và khác biệt:
- Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa
- Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi đứng trước khung cảnh sông nước
- Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ
e) Đánh giá chung:
- Hai đoạn thơ là những cảm nhận khác nhau về khung cảnh sông nước quê hương
- Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộ khác nhau