Skip to main content

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp: -Tất cả mọi người .... -Người ta sinh ra tự do và bình đẳng.....Hãy phân tích ý nghĩa của câu trên

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên

Câu hỏi

Nhận biết

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp: -Tất cả mọi người .... -Người ta sinh ra tự do và bình đẳng.....Hãy phân tích ý nghĩa của câu trên


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận. Mục đích của văn bản chính luận là thuyết phục người khác bằng hệ thống lập luận, với những lí lẽ chắc chắn, những bằng chứng sống động. Trong tranh luận, để bác bỏ một luận điệu của kẻ khác, cách hay nhất là dùng chính lí lẽ của họ.

Đối với dân tộc ta, bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu cho một thời đại mới. Vì thế, nó phải xuất phát từ những nguyên tắc của thời đại. Nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh tìm thấy ở những bản Tuyên ngôn Độc lập cùa nước Pháp và Mĩ, tức là những nước tư bản, đế quốc, họ còn là những nước Đồng minh. Nguyên tắc ấy là gì? Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có th xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ) và Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng vè quyền lợi (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùa Pháp). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra rằng Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và khẳng định Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Như vậy, trích dẫn tuyên ngôn của các nước, Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập tự do của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.

-Việc trích dẫn các bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Pháp thế hiện Hò Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tường, văn hóa lớn của nhân loại. Đồng thời, đây cũng là cách nhắc khéo thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên, đừng đi ngược lại lá cờ nhân đạo mà cha ông họ đã giương lên.

-Cách trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùa nước Pháp ở bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “cũng có nghĩa đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh dường như muôn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng Triệu, Đinh, Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của “Bắc Quốc”.

Câu hỏi liên quan

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)