Skip to main content

Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Hãy bình luận ý kiến trên. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm.

Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Hãy

Câu hỏi

Nhận biết

Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Hãy bình luận ý kiến trên. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Bình

+ Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, văn học nhận thức, phản ánh đời sống và thế hiện tư tường, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng là “máu thịt và linh hồn” của tác phẩm văn học. Nó là một cách tư duy, là hình thức mang tính nội dung của văn học nghệ thuật.

+ Hình tượng văn học không giống với hình tượng âm nhạc, hội họa hay điêu khắc. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là đường nét, màu sác; của điêu khắc là mảng khối... còn của văn học chính là ngôn từ. Vì vậy người ta thường nói “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”.

+ Sức sống của tác phẩm văn học suy cho cùng là bắt nguồn từ chính sứcsống của ngôn từ. Một thứ ngôn từ đậm chất nghệ thuật,đậm cá tính sáng tạo và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng. Qua vẻ đẹp của ngôn từ trongtác phẩm văn học, con người nhận ra được giá trị đích thực của đời sống. Từđó mà thêm gắn bó và yêu mến hơn cuộc sống này.

2. Luận

+ Một trong những mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh, nhận thức, khám phá hiện thực theo quy luật của cái đẹp, nhằm thoả mãn cho con người những tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú và đa dạng. Mà muốn vậy thì chỉ có ngôn từ với tính chất “Phi vật thể” mới có khả năng “nói hết những điều muốn nói” của hình tượng nghệ thuật.

+ Ngôn từ văn học được đúc kết từ bốn đặc điểm cơ bản: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng. Trong đó, tình hình tượng là một đặc trưng  bản nhất. Tính hình tượng của ngôn từ văn học đã đem lại cho văn học khả năng diễn tả thế giới tự nhiên, xã hội và thế giới tâm hồn con người một cách sống động, gợi cảm, ý nhị và hấp dẫn, làm cho đời sống con người hiện ra y như thật từ những chi tiết nhỏ nhất một cách cụ thể, xác thực cho đến những ý nghĩa phong phú mà người đọc phải liên hệ, tưởng tượng mới hiểu hết những ẩn ý sâu xa trong đó.

+ Tính hình tượng của ngôn từ văn học được thể hiện trong nội dung của lời nói nghệ thuật thông qua các loại từ “tượng hình”, “tượng thanh”, “từ miêu tả cảm giác, trạng thái”, qua những hình thức chuyển nghĩa từ các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa., vì vậy, trong một tác phẩm văn học, chỉ một từ dùng đắt, một câu văn hay, một đoạn văn hấp dẫn... khiến chúng ta nhiều khi quên cả câu chữ mà chỉ thấy một thế giới hình tượng đang bộc lộ, tự nói lên bằng ngôn từ.

+ Thế giới cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú. Bởi vậy, hình tượng nghệ thuật cũng được dệt nên bởi một thế giới ngôn từ nhiều màu, nhiều vẻ. Có ngôn từ đẹp một cách mĩ lệ, có ngôn từ mộc mạc, đáng yêu, có ngôn từ mạnh mẽ, có ngôn từ tha thiết, lắng sâu... Tất cả làm nên những hình tượng thẩm mĩ độc đáo, đem lại cho văn học một thế giới đa thanh, đa điệu.

+ Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sự kết tinh của hai yếu tố cảm xúc và tư tưởng. Nó chứa đựng trong đó thái độ sống quan niệm sống, triết lí nhân sinh và bao nhiêu vấn đề khác cần được giãi bày, được bộc lộ của giới nghệ sĩ. Vì thế, ngôn từ văn học mang đậm tính chủ quan của người viết và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng.

3. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

a.      Vài nét về tác giả và tác phẩm

+ Quang Dũng là một trí thức Hà Nội yêu nước và rất đỗi tài hoa, từng là đạiđội trưởng của binh đoàn Tây Tiến, cuối năm 1948 nhà thơ chuyến sang đơn vị khác.

+Bài thơ ra đời sau khi Quang Dũng rời đơn vị không bao lâu, tại hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh.

Vê nội dung

+ Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng, cảm xúc bao trùm là một nỗi nhớ “chơi vơi” nồng nàn, tha thiết, làm sống lại những kỉ niệm một cách tự nhiên,chân thật gắn liền với cuộc đời chiến đấu của binh đoàn Tây Tiến trên một vùng núi non hiểm trở của Tây Bắc.

+ Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, vẻ đẹp người lính Tây Tiến hào hùng và lãng mạn càng trở nên độc đáo, khác thường dưới ngòi bút tài hoa, giàu chất lãng mạn của Quang Dũng.

 Về nghệ thuật

+ Phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ: giàu tính gợi hình và biểu cảm; nghệ thuật phối thanh độc đáo; thủ pháp đối lập; cách xây dựng hình ảnh thơ vừa gân guốc, khỏe khoắn vừa trữ tình lãng mạn.

 

+ Chỉ ra được những sáng tạo riêng độc đáo của nhà thơ: ngôn ngữ thơ vừa rất thật, vừa mang màu sắc cổ điển, đậm chất bi tráng.

ÈMáu thịt và linh hn của vãn học là hình tượng nghệ thuật được xãy dựng bằng ngôn từ”. Anh (chị) hãy bình luận ỷ kiến trên. Từ đó, phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng dế làm rõ những đặc sắc vể nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm này.

Câu hỏi liên quan

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.