Skip to main content

Hãy nêu cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.

Hãy nêu cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.

Câu hỏi

Nhận biết

Hãy nêu cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Tôi đã yêu bài thơ này bằng tình yêu nguyên thủy của một chàng trai mới lớn, vì cái chất lãng tử cứ hiện ra trên từng dòng thơ. Tưởng như Thanh Thảo đã thật sự có những khoảnh khắc hóa thân, nhập vai để sống tận cùng chất nghệ sĩ của G. Lor-ca. Trong một tập thơ mà anh từng tuyên bố: Tôi thích thỉn rụi, tỉnh khô, tỉnh như sáo.. thì bài thơ như một hiện hữu đối lập của Khối vuông ru-bic. Nhưng đến giờ, ngẫm kĩ lại thì bài thơ vẫn rất tỉnh vì đã để lại cho người đọc một chân dung thật nhất, rõ nhất về G. Lor-ca - nhà thơ nhạc sĩ tài hoa của xứ sờ bò tót và đấu sĩ.

Thanh Thảo là người có biệt tài ám ảnh người khác bằng cái tỉnh rụi như không, khi viết những câu thơ tưởng không có gì mà nếu muôn bắt chước anh

viết thử như vậy thì chẳng khác nào nàng Đông Thi bắt chước Tây Thi nhăn mặt để tự biến mình thành ngớ ngẩn. Từ một Đêm trên cát viết về Cao Bá bắt đầu với những mắt cá ngủ mê trong điện Thái Hòa - một ẩn dụ để hiện lên sau đó một nhân vật đầy suy tư về thời đại, rất xưa mà rất mới – cho đến một nỗi niềm ta như chú nghé thèm đám cỏ trong một bài thơ nho nhỏ Đất Cù Trâu cũng vẫn là một ẩn ức được diễn tả một cách rất quái theo kiểu Thanh Thảo. Dài dòng như vậy vì sau này tôi mới đọc anh nhiều để nghiệm ra, dù lúc ấy dù rất ngạo mạn hay phê bậy bạ vào các trang thơ của các tiền bối những lời chẽ phạm thượng (tất nhiên chẳng loại trừ anh), tôi đã phải ghi ngay một chừ Hay! Bên lề trang sách ngay khi vừa đọc những tiếng đàn bọt. Ám ảnh sắc đỏ gắt, âm thanh li-la li-la li-la cứ theo tôi suốt một thời gian dài (sau này tôi mới kịp hiểu li-la còn là tên một loài hoa theo tiếng Tây ban Nha). Để rồi, theo bước chân chàng lãng tử, theo câu thơ lãng tử, tôi chứng kiến một sự sống G. Lor-ca đi lang thang về miền đơn độc, đi như người mộng du, tôi thả hồn theo tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu cháy. Tưởng chừng tôi thấy rõ G. Lor-ca đối diện với họng súng mà tâm hồn còn mải miết hướng về bầu trời cô gái ấy, không màng cái chết cận kề. Tôi theo tiếng ghi ta theo hành trình Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc... Tất cả làm thành một cảm tính thơ không thể cắt nghĩa cho đến tận bây giờ đã hai mươi năm trôi qua vẫn còn nguyên vẹn. Giọt nước mắt vầng trăng làm nên phút thăng hoa âm thanh bất diệt li-la li-la li-la cứ ngân mãi, hòa quyện cả máu sắc, âm thanh, ánh sáng, sự sống thành một thể thống nhất. Định mệnh búa trôi vào xoáy nước khép lại một cuộc đời người chiến sĩ chống phát xít kiên cường, chàng ném trái tim mình vào lặng im bất chợt, nhưng tiếng đàn -  hồn thơ vẫn như lan tỏa trên dòng sông cuộc sống vĩnh cửu, mà mỗi giọt - âm thanh ấy tan hòa thành sắc li-la tìm mãi màu tưởng vọng.

Thanh Thảo đã từng viết: Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nh nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu,  có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên (Lor-ca trong tôi – Mãi Mãi là bí mật NXB. Lao động, 2004). Một nhà thờ đã có một Lor-ca trong lòng như vậy, nên Đàn ghi ta của Lor-ca có thể xem như là một cuộc gặp gỡ đẹp tạo thành phút bùng nổ của năng lượng sáng tạo Thanh Thảo. Với những bài thơ như vậy, dường như mọi lời bình giải bỗng thành... vô duyên.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện

    Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện gì? Hăy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

  • Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    " Khôn! Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non".

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62)

    Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008).