Skip to main content

Trình bày cảm nhận về cái chết oan khuất của Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca"- Thanh Thảo

Trình bày cảm nhận về cái chết oan khuất của Lor-ca trong bài thơ

Câu hỏi

Nhận biết

Trình bày cảm nhận về cái chết oan khuất của Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca"- Thanh Thảo


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Cái chết oan khuất của Lor-ca

- Nỗi niềm xót thương Lor-ca được chuyến hóa thành niềm tin bất tử của tiếng đàn Lor-ca.không ai chôn cất tiếng đàn. tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó còn là tình yêu con người — khát vọng mà ông hằng theo đuổi. Đấy là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào hủy diệt được. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”.

+ Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuối tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca và cả nền văn chương Tây Ban Nha.

Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca. Nhà thơ tài hoa của đất Tây Ban Nha ấy đành chấp nhận số mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay (đường hiện lên thành nét, rãnh trong bàn tay) báo trước phận người ngắn ngủi. Dòng sông rộng mênh mang tượng trưng cho thế giới vô cùng. Con người ấy “ném lá bùa vào xoáy nước”, “ném trái tim” vào thế giới của sự im lặng (cõi chết) đế “bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc”. Đấy có thế coi như một sự giải thoát.

Em có suy nghĩ gì về câu thơ của Lor-ca?

- Câu thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn": Đây là thể hiện nhân cách nghệ sĩ của Lor-ca. Nó thế hiện tình yêu say đắm với nghệ thuật của Lor­ca. Đó là tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha (Tây ban cầm). Nhưng Lor-ca đâu phải là người nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. Ông muốn bộc lộ điều sâu sắc đến một ngày nào đó thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã dặn cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Thật vĩ đại.

Câu hỏi liên quan

  • Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết

    Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  • Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc

    Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. 

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)