Skip to main content

Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.

Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn

Câu hỏi

Nhận biết

Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Cảm hứng về đất nước, về tầm vóc đáng tự hào của nó là một cảm hứng vốn quen thuộc cùa thơ ca hiện đại giai đoạn từ 1945 đến 1975. Bất cứ ai cũng nhận ra rằng từ sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc, tổ quốc đã thực sự lớn mạnh của Thánh Gióng. Đó chính là hiện thực, là tiền đề thẩm mĩ cất cánh cho những dòng cảm xúc đáng trân trọng về vóc dáng của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước, nặng tình với non sông, người trí thức Nguyễn Khoa Điềm cũng góp riêng một tiếng nói của mình để khẳng định sự lớn dậy ấy.

Ông viết trường ca Mặt đường khát vọng mà âm điệu chính là những lời ngợi ca, những suy nghiệm sâu lắng về đất nước, về thời đại. Dù mới mẻ, tiếng thơ của ông về chủ đề quen thuộc này cũng đã khẳng định một nhân dáng, một cách nghĩ, cách nhìn mới. Đọc đoạn trích  từ câu đầu đến câu Làm nên đất nước muôn đời... ta dễ dàng hình dung điều ấy. 

Điểm rất mới của Nguyễn Khoa Điềm là đề cập đến một đề tài rất khái quát, nếu không muốn nói là trừu tượng, đề tài đất nước, nhưng những hình ảnh thơ, chất liệu cụ để dựng nên tầm vóc đó lại rất cụ thể, gần gũi. Để nói lên sự hiện hữu cùa đất nước này ở chiều sâu của thời gian, chiều rộng của không gian, trong đoạn mở đầu, ông đã tập trung sử dụng rất nhiều hình ảnh hết sức cụ thể, gần gũi đầy thân thương nhưng lại có sức liên tưởng mãnh liệt và tính khái quát cao. Đó là đoạn từ câu thơ thứ nhất đến câu Đất Nước có từ ngày đó. Đặc biệt, ông nối kết để tạo nên mạch thơ nói về sự hiện hữu của đất nước bằng điệp từ có. Điệp từ này đã nối kết những hình ảnh tưởng chẳng liên quan gì với nhau thành một khối không thể tách rời, khẳng định sự hiện hữu vừa có tính truyền thống vừa đầy ân tình sâu nặng của đất nước như một nét riêng không thể hòa lẫn. Ta hãy nghe nhà thơ bộc lộ suy nghỉ của mình.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc         

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

Đất nước có từ ngày đó...

Đọc đoạn thơ, ta không thế không chú ý đến những hình ảnh thơ đầy sức tưởng tưởng của tác giả về sự hiện hữu của đất nước. Mỗi hình ảnh lại gợi một sự hiện hữu nhằm khẳng định nét riêng không trộn lẫn của đất nước này. Hình ảnh, với ngôn ngữ Ngày xửa ngày xưa một ngôn ngữ mở đầu cho những câu chuyện cổ tích, hình ảnh người bà - nhà thơ muốn nói rằng đất nước này đã tồn tại từ lâu đời, tồn tại từ thuở Mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long, cái thuở Nam quốc sơn hà. Từ đó, đất nước lớn lên với những phong tục, cốt cách của một dân tộc đậm tình, đậm nghĩa nhưng cũng sẵn sàng xả thân khi tổ quốc làm nguy. Thân thương gần gũi biết bao khi đất nước hiện hữu vừa thật nhỏ nhoi, lại vừa thật tình cảm nơi miếng trầu. bây giờ bà ăn. Ở đây, sức liên tưởng thật sáng tạo, đầy ắp những nét đẹp về  phong tục, tập quán, bản sắc quê hương:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Ở đó, có những bàn tay, những trái tim, những con người cần cù chịu thương chịu khó, lam lũ cần cù, một nắng hai sương. Đặc biệt ở đó, có sự tồn tụ hiện hữu có khi phải được đánh đổi bằng máu xương, mồ hôi, nước mắt của cả  một dân tộc luôn cần phải Rũ bùn đứng dậy tự khẳng định mình.

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

Đất nước có từ ngày đó...

Cũng trong đoạn thơ này, ngoài hình ảnh là việc sử dụng những từ xưng hô tạo một quan hệ tình cảm đầy máu thịt của cộng đồng người Việt. Dường như với cách gọi này, tất cả như quây quần, hội tụ, đoàn kết, châu tuần chung một dòng máu, một huyết thống Rồng - Tiên. Đó là từ mẹ, từ cha, từ bà, dân mình quá đỗi ngọt ngào trong những cách xưng hô đằm thắm, mang dẩy bản sắc Việt Nam ấy. Chúng tạo nên một phong vị, một sức gợi đầy thẩm mĩ về Đất Nước, con người Việt Nam, thân ái, thủy chung, giàu truyền thống, giàu tình nghĩa, đạo lí làm người. Ở đoạn hai, tác giả lại ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về những điều đã tạo nên đất nước, hướng người đọc đến những định nghĩa rất riêng rất chung về đất nước.

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Định  nghĩa ấy vừa thật độc đáo lại vừa giàu chất suy tưởng. Hóa ra đất nước không phải là một cái gì cao xa, trừu tượng. Nó tồn tại nơi mọi người, nơi anh nơi em, nơi tình yêu, nơi em đà trót đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Đất nước như vậy lẽ nào không là hình ảnh thiêng liêng, đầy trân trọng và khăng khít với mỗi chúng ta?

Ở đây, sự khăng khít lại càng khăng khít hơn khi hình ảnh đất nước ấy hiện lên qua những truyền thuyết lộng lẫy mà sâu lắng. Đó là nơi Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc - con cá ngư ông móng nước biển khơi, là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra trăm trứng, mở mang bờ cõi về biển, về rừng.

Đất là nơi chim về

Nước là nơi rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Đó là nơi biết giữ gìn đạo nghĩa Uống nước nhớ nguồn như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu, làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Đó là nơi mọi người không tiếc máu xương cùng đoàn kết nhất trí để hóa thân cho dáng hình xứ sở, để làm nên Đất Nước muôn đời. Đất nước ấy còn biết ước mơ,còn biết khao khát, còn biết sống và ấp ủ bằng hơi thở bình yên, lòng nhân ái:

Khi hai đứa cầm tay 

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước, vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Có thể khẳng định rằng, sức mạnh của đoạn thơ là do có rất nhiều hình ảnh, phong phú, đa dạng. Tất cả lại được diễn tả với một giọng thơ hết sức tự nhiên, không ồn ào của hình thức thơ - văn xuôi, thơ tự do khiến cho hiệu quả thẩm mĩ càng lớn. Điều đáng nói là từ những hình ảnh đó, với sức suy tưởng lo lắng của một trí thức trẻ khả năng gợi mở, vang ngân, liên tưởng của thơ càng lớn. Nó đủ sức để khái quát một cách đầy đủ tầm vóc, thế đứng, dáng đứng của một Đất Nước trong chiều hướng ấy thật trầm lắng, đáng tự hào về chiều sâu lịch sứ, chiều dài và chiều sâu của thời đại. Đó là một khối thống nhất của quá khứ, hiện tại, tương lai. Một vẻ đẹp nói như Tố Hữu:

Ta đứng dây mắt nhìn bốn hướng

Trông lại nghìn xưa trông tới mai sau

Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu.

Không nghi ngờ gì nữa, đoạn trích Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng xứng đáng là một khúc ca sử thi, hoành tráng đầy chất thơ về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn

    Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?