Skip to main content

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng ... đất đã hóa tâm hồn"

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:

Câu hỏi

Nhận biết

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng ... đất đã hóa tâm hồn"


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Tiếng hát con tàu là một trong những thành công tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên: phong cách triết luận - tâm tình. Đó là lúc nhà thơ vừa dồi dào cảm xúc, vừa trĩu nặng suy tư. Tiếng hát con tàu vừa dạt dào tình cảm với đất nước và con người, vừa tràn đầy những suy tư chiêm nghiệm về lẽ đời, lẽ sống của con người, lẽ sống của thơ ca, trong đó có những đoạn đã kết tinh được toàn bộ xúc cảm và ý thơ của toàn bài.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Khổ thơ mở đầu bằng một câu giản dị, cất lên từ nguồn cảm xúc mãnh liệt: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ. Câu thơ được ngắt thành hai vế, mỗi vế được bắt đầu bằng chữ “nhớ”, tạo cho câu thơ âm hưởng như một điệp khúc. Nó gợi ra hình ảnh một cái tôi, một nhân vật trữ tình chìm đắm trong một nỗi nhớ triền miên. Kỉ niệm này chưa mờ đi, kỉ niệm khác đã trỗi dậy,., đến câu thứ hai, cảm xúc đã có phần chuyển hóa thành suy tư, đúc kết:

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Nhưng dẫu sao đây mới chỉ là một sự khái quát đơn thuần. Phải đến hai câu tiếp theo nó mới thật sự là triết lí, xúc cảm đã kết tinh thành châm ngôn:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Câu thơ này là sự đúc kết về một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn, nó đánh động đến tâm linh của tất cả chúng ta. Trong đời ai chẳng từng sống ở những mảnh đất, qua những miền quê, nhất là những cán bộ kháng chiến. Những năm tháng sống với các miền đất ấy, chính là những quãng đời của chúng ta. Những quãng đời ấy nối tiếp nhau dệt thành cuộc đời mỗi con người. Đúng vậy, đời người là gì nếu chẳng phải là sự kế tiếp tuần hoàn của “ở” và “đi”. Chuyện “ở” và “đi” của con người đã chứa đựng trong đó sự chuyển hóa âm thầm mà chính chúng ta cũng không hay biết. Khi ta ở, nghĩa là khi ta đang sống trong hiện tại, thì hiện tại dường như chưa cho chúng ta thây tình cảm thật sự của minh. Thậm chí, ta tưởng như miền đất ta đang ở cũng chỉ như bao nhiêu miền đất khác chỉ là nơi. đất ở thế thôỉ. Phải đến khi vì một lí do nào đó ta phải từ giã miền đất ấy, quãng đời sống ở đây bỗng trở thành quá khứ, miền đất từng cưu mang ta lùi lại phía sau lưng, bấy giờ ta mới hiểu. Nhìn vào lòng ta, ta mới chợt nhận ra: chính ta đã gắn bó với miền đất kia từ lúc nào ta cũng không hay. Tình cảm cứ âm thầm hình thành, âm thầm cho đất đã hóa tâm hồn. Thì ra, trong những ngày tháng ta đi, mãnh đất từng che chở, nuôi nấng ta vẫn cứ dõi theo ta từng bước, vẫn thầm nhắc ta trở lại, ấy thế mà nhiều lúc ta thật vô tình. Song, kì thực là mảnh đất ấy đã gắn bó máu thịt với ta. Đất đã hóa tâm hồn, nghĩa là miền đất ấy mang trong nó tâm hồn của một cố nhân. Nhưng quan trọng hơn là miền đất ấy đã hóa thành tâm hồn của chính ta. Mảnh đất mà ta từng sống đã trở thành một phần đời ta. Ta không thể hình dung được đầy đủ về cuộc đời mình, nếu thiếu đi những năm tháng sống trên mảnh đất ấy. Những kỉ niệm với mảnh đất kia là một phần cuộc đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu của ta.. Cólẽ vì thế mà tác giả đã viết Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Câu thơ này gợi nhớ đến một câu thơ nồi tiếng của Hoàng Trung Thông.

Bàn tay ta làm nên tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Câu thơ cuối cùng được viết theo một lối tư duy. Đó là lối đúc kết triết lí dựa vào ló gích. biện chứng. Cũng phát hiện về sự kì diệu, nhưng nếu Hoàng Trung Thông khám phá ra sự kì diệu của tình cảm. Nói khác đi, đó là sự kì diệu của bàn tay và trái tim, sỏi đá thành cơm là một sự biến hóa, nhưng dù sao vật chất cũng mới chỉ là vật chất. Còn đất đá hóa tâm hồn thì quả thật là một sự đột biến, hởi vật chất đã hóa thành tinh thần. Thậm chí, từ dạng thô sơ nhất của vật chất biến thành dạng tinh túy nhất của tinh thần. Khách thể đã hóa thân vào chủ đề, làm thành chủ thể theo cái quy luật âm thầm đó. Rõ ràng, câu thơ của Chế Lan Viên là một chân lí có tính phổ biến toàn nhân loại, nó không chỉ đúng với một nơi, một thời, mà đúng với hết thảy con người trên thế gian này.

Đoạn thơ này là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ, trong đó có những câu được xem là hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên, ở đây, những cảm xúc sâu lắng lại được một suy tư sắc sảo nâng đỡ, cuối cùng nó đã kết tinh thành những câu thơ vừa đẹp, vừa trĩu nặng triết lí. Nghĩa là thành công này rất tiêu biểu cho một phong cách thơ của Chế Lan Viên: triết luận - tâm tình.

Câu hỏi liên quan

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn

    Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc

    Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. 

  • Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn

    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên