Skip to main content

Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:  Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ...Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:  Nhớ bản sương

Câu hỏi

Nhận biết

Hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:  Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ...Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Chủ đề bài thơ Tiếng hút con tàu: cảm hứng đi vào thực tế, khát vọng được trở về với nhân dân của người nghệ sĩ.

Sự ra đời của bài thơ Tiếng hát con tàu gắn liền với một sự kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Vào năm 1958 là năm có phong trào vận động thanh niên miền xuôi lên mở mang kinh tế, văn hóa ở miền núi. Phong trào này được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các từng lớp nhân dân... bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ra đời trong không khí sôi nổi ấy. Những sự kiện đó chỉ là một gợi ý, là điểm xuất phát để Chế Lan Viên thể hiện khát vọng được về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn, đồng thời cũng là trở về với ngọn nguồn của nghệ thuật.

Bình giảng khổ thơ thứ nhất để làm nổi bật tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất:

Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê rạo rực của một tâm hồn đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của một cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Trong niềm vui mới, hồn thơ của Chế Lan Viên như hóa thành con tàu tâm tưởng, hăm hở trong hành trình về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn. Nhưng về với nhân dân cũng là về với lòng mình, làm giàu thêm tâm hồn mình; từ đó nhà thơ đã đi đến sự khẳng định Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Cả phần hai - cũng là phần chủ yếu của bài thơ - dùng cho việc tái hiện hình ảnh nhân dân và gợi lên kỉ niệm đẹp, sâu nặng tình nghĩa trong những năm kháng chiến gian khổ. Theo dòng hoài niệm, mạch thơ mang đến những câu thơ mang tính khái quát, triết lí:

Nhớ bản sương  giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Cảnh sương giăng, đèo mây phủ hiện lên rất chung (bởi không nói về một làng bản cụ thể nào) nhưng lại không hề chung chung, bởi ta vẫn dễ dàng nhận ra cảnh sắc riêng của Tây Bắc. Khi bình giảng có thể so sánh thêm với những câu thơ của Tố Hữu “Nhớ từng bản khói cùng sương - Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” - Việt Bắc.

Câu thơ thứ 2: Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Là một câu hỏi tu từ - hỏi chỉ để mà khẳng định rõ hơn tình cảm gắn bó sâu nặng của nhà thơ đối với con người, cảnh vật Tây Bắc, với mọi miền đất xa xôi và hẻo lánh khác của đất nước.

Ở hai câu tiếp theo, Chế Lan Viên đã dùng những cặp đối xứng: khi ta ở/khi ta đi; đất ở /đất hóa tâm hồn, để qua đó nói lên tình cảm gắn bó máu thịt của mình với Tây Bắc. Chính tình cảm đó đã dẫn tới một sự chuyển hóa từ “đất ở" vốn vô tri vô giác thành "đất hóa tâm hồn".

Ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm một con người đối với một vùng quê:

Sang khổ thơ thứ 2, mạch thơ dường như chuyển sang một sự rung cảm và suy tưởng khác - về tình yêu và đất lạ:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

 Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tinh yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Ở khổ thơ này, ta cũng thấy một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên - đó là sự suy ngẫm, triết lí. Những câu thơ viết về tình yêu không phải chỉ là của một tâm hồn tự bộc lộ, biểu hiện những trạng thái của lòng mình, mà còn là của người tự quan sát lòng mình và suy ngẫm, triết lí về tình yêu qua kinh nghiệm. Những hình ảnh so sánh ở đây mang một ý nghĩa triết lí: mỗi hiện tượng, sự vật khác - như cái rét đi với mùa đông, như mùa xuân với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cũng là bản chất của tình yêu như là sự khăng khít giữa hai tâm hồn - nó diễn ra như một tất yếu của tự nhiên và không thể tách rời.

Tất cả những câu thơ trên như là tiền đề để Chế Lan Viên đi với một nhận xét có tính đúc kết, khái quát:

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Như vậy chính tình yêu là chất kết dính, làm nên sự chuyển hóa kì diệu, khiến cho "đất lạ" hóa thành “quê hương”. Nhưng tình yêu không chỉ giới hạn trong tình cảm lứa đôi mà nó còn biểu hiện  những tình cảm với quê hương đất nước. Bởi thế mà khổ thơ này đường như có sự đột ngột rẽ ngang của dòng xúc cảm, nhưng thực ra cũng nằm trong mạch suy nghĩ và dòng cảm xúc chung của cả bài.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay.