Skip to main content

Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:  Con gặp lại nhân dân ...gặp cánh tay đưa.

Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:  Con gặp lại

Câu hỏi

Nhận biết

Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:  Con gặp lại nhân dân ...gặp cánh tay đưa.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

1.     Giới thiệu vắn tắt về Chế Lan Viên, bài thơ Tiếng hát con tàu và vị trí khổ thơ.

2.     Nêu ý chính của cả khổ thơ: Niềm khao khát và hạnh phúc được trở về với nhân dân của nhà thơ.

3.     Bình giảng hai câu đầu: Trở về với nhân dân là trở về với môi trường sống quen thuộc, thân thiết, làm nảy nở, phát triển sự sống. Đồng thời, đó cũng là ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật. Tác giả sử dụng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như “ nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa” hết sức dung dị nhưng mang sức biểu cảm cao. Người con dù đi xa bao lâu nhưng không hề bị xa lánh mà vẫn được chào mừng, được yêu thương. Tác giả dùng ngôi nhân xưng “con” với “nhân dân” vừa mang ý nghĩa khái quát nhưng cũng hết sức gần gũi tạo cho chúng ta cảm giác như bản thân mình cũng là một người “con” ấy.

4.     Bình giảng hai câu cuối:

Nhân dân là người nuôi dưỡng sự sống, làm hồi sinh sự sống.

Phân tích những hình ảnh so sánh:

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

*Nhận xét chung về cách xây dựng hình ảnh, về giọng điệu của khổ thơ:

Xây dựng chuỗi hình ảnh liên tiếp để làm nổi bật tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ.

Những hình ảnh gần gũi, tự nhiên lấy từ cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người.

Giọng thơ tha thiết, chân thành (chú ý sắc thái biểu cảm của những từ “con ”, “ đứa trẻ thơ”). Đọc 4 câu thơ ta cũng như được hòa chung vào niềm hân hoan của nhà thơ khi được trở về với nhân dân đồng thời cũng nhận ra được một chân lý đó là trở về với nhân dân là con đường tất yếu và duy nhất.

Khổ thơ đã thể hiện nét phong cách của Chế Lan Viên: suy tưởng sâu lắng và sáng tạo hình ảnh phong phú.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc

    Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. 

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông?

    Phân tích vẻ đẹp của hìnnh tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đă đặt tên cho ḍng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.