Skip to main content

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài thể hiện trong cảnh ngộ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ  nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài thể hiện trong

Câu hỏi

Nhận biết

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài thể hiện trong cảnh ngộ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ  nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.Giới thiệu chung tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và nhân vật Mị:

-  Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập truyện Truyện Tây Bắc được Tô Hoài sáng tác trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952.

- Mị là một trong những hình tượng nhân vật thành công tiêu biểu trong văn xuôi của Tô Hoài thời kì 1945 - 1975 viết về đề tài miền núi.

2.Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị:

-  Nhân vật Mị là hiện thân của số phận đau thương nhưng vẫn tiềm tàng sức sống và đã thức tỉnh.

- Không chấp nhận làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí, Mị có ý định tự tử, cô muốn dùng cái chết để phản đối số phận tủi nhục của mình.

- Vì thương cha, vì không chịu nhục không trả được món nợ truyền kiếp, Mị đã phải sống câm lặng trơ gan như tảng đá trước cửa cạnh chuồng ngựa nhà thống lí, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị thấy cuộc đời mình còn thua con trâu, con ngựa vì “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày". Mị lại ở trong một cái buồng "kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi". Nhưng không vì thế mà sức sống trong con người Mị bị thui chột, mà vẫn tiềm ẩn đâu đó, chỉ chực chờ có cơ hội là bùng lên và bùng lên mãnh liệt.

- Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy, Mị khêu đèn lên cho sáng căn buồng của mình, cô lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Dù bị A sử trói chân tay không cựa quậy được, Mị vẫn lắng tai nghe tiếng sáo và thả hồn theo những cuộc chơi.

- Cảm thấy số phận A Phủ gần kề cái chết, Mị đã cắt dây cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động giải phóng này là tất yếu của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị vượt qua chế độ phong kiến tàn bạo, lạc hậu đang chà đạp đời sống vật chất và tinh thần người nông dân miền núi.

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).