Trình bày những sự kiện dẫn đến sự đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh
mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau.
- Tháng 3-1947, thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman khẳng định sự
tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn, từ đó Mĩ khởi đầu chính sách chống
Liên Xô, gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh.
- Tháng 6-1947, Mĩ đề ra "Kếhoạch Mácsan" giúp các nước Tây Âu
khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống
Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Việc thực hiện "Kế hoạch Mácsan" tạo nên sự phân chia đối lập về
kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước
Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 4-1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự
NATO - liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây
nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng
tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ
nghĩa.
- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp
ước Vácsava, một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng
thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác
lập cục diện hai cực, hai phe, đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế.