Anh/chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, độc đáo, tài năng. Ông nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám với những tác phẩm tiêu biểu như: Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Vang bóng một thời ...
- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938, sau đó được in lại trong tập Vang bóng một thời (1940) và đổi tên thành Chữ người tử tù.
2. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù (4,0 điểm)
- Nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo: Đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong chốn lao tù. Xét trên bình diện xã hội, họ là kẻ thù, nhưng trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm, tri kỉ. Thông qua tình huống truyện, tính cách các nhân vật được khắc họa rõ nét và chủ đề tác phẩm được tô đậm.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được nhìn nhận từ phương diện tài hoa nghệ sĩ, được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn; quản ngục và Huấn Cao được đặt trong mối quan hệ tương phản, soi sáng lẫn nhau; cách miêu tả gián tiếp...
- Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ: "Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Trong
cảnh này, thủ pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách triệt để, góp phần khắc
họa đậm nét tính cách nhân vật.
- Nghệ thuật tạo không khí cổ kính bằng những chi tiết chọn lọc, câu văn có nhịp điệu
thong thả, đĩnh đạc, ngôn ngữ sử dụng nhiều từ Hán Việt ...
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
Khẳng định thành công của truyện ngắn Chữ người tử tù và tài năng của nhà văn
Nguyễn Tuân.