Skip to main content

      Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết:   Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 118 - 119)        Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước. 

    Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết:

Câu hỏi

Nhận biết

      Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết:  

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 118 - 119)

       Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước. 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0,5 điểm)

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, Mặt đường khát vọng (1971) là bản trường ca xuất sắc viết về sự thức tỉnh của

tuổi trẻ miền Nam với đất nước, nhân dân.                                                        

- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của nhà thơ về đất nước.

2. Cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về đất nước (4,0 điểm)

a. Sự mới mẻ, sâu sắc về nội dung (3,0 điểm)

- Cách nhìn về đất nước cụ thể mà khái quát, bình dị mà lớn lao.

+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi người.

+ Đất nước là sự hoà quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

- Hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian và ở chiều sâu văn hoá.

+ Bề rộng không gian gần gũi thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn nhớ nhung của tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ, không gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kết.

+ Chiều dài thời gian gắn với chiều dài lịch sử, nhân dân bền bỉ kiên cường xây dựng và bảo vệ đất nước.

+ Chiều sâu văn hoá của một dân tộc có truyền thống dân gian lâu đời.

b. Sự mới mẻ, sâu sắc về nghệ thuật (1,0 điểm)

- Cách thể hiện đậm đà màu sắc dân gian: vận dụng phong phú chất liệu văn hoá và văn học dân gian; Đất Nước của nhân dân trở thành hình tượng trung tâm, gần gũi, giàu sức gợi cảm.

- Thể thơ tự do, biến đổi linh hoạt về nhịp điệu; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình; từ Đất Nước viết hoa, lúc được tách ra để khơi sâu, lúc hợp lại tạo sự thống nhất gắn bó.

3.  Đánh giá chung (0,5 điểm)

Đoạn thơ giàu chất suy tưởng và cảm xúc; thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất

nước và cách nhìn sâu sắc, mới mẻ về Đất Nước của nhân dân. Qua đó nâng cao

tình yêu và ý thức trách nhiệm với đất nước của mỗi người.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn

    Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc

    Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. 

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.