Skip to main content

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau (rút từ truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành):        Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc (...). Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.        Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...        Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38) 

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau (rút từ truyện ngắn Rừng xà nu của

Câu hỏi

Nhận biết

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau (rút từ truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành):

       Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc (...). Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

       Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

       Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38) 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.  Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với vùng đất Tây Nguyên.

- Rừng xà nu (1965) là tác phẩm văn xuôi tiêu biểu cho những sáng tác thời kì chống Mĩ cứu nước của tác giả.

2. Hình tượng rừng xà nu (4,0 điểm)

a. Về nội dung (3,0 điểm)

- Rừng xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên (qua dáng vóc, hình khối,  màu sắc, hương thơm...).

- Hình ảnh cánh rừng xà nu bị tàn phá là biểu tượng cho nỗi đau thương, mất mát của người dân Tây Nguyên trong chiến tranh.

+ Rừng xà nu là đối tượng của sự hủy diệt, mọi sự sinh tồn đang đứng trước mối đe 

dọa của diệt vong (Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc; hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu).

+ Nỗi đau thương hiện ra trong nhiều vẻ: có cái xót xa của những cây con (nhựa còn trong, chất dầu còn loãng...), có cái đau dữ dội trên những thân cây đang trưởng thành (bị chặt đứt ngang nửa thân mình...), có nỗi đau chung của cả một cánh rừng (hàng vạn cây không có cây nào không bị thương...).

- Rừng xà nu mang sức sống mãnh liệt tượng trưng cho tinh thần kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên.

+ Là loại cây khao khát sống, khao khát tự do, luôn vươn lên cao để tiếp nhận ánh    sáng mặt trời (phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng).

+ Rừng xà nu bất khuất trước bom đạn: các thế hệ cây xà nu vẫn cường tráng mạnh mẽ vươn lên, nối tiếp nhau thách thức kẻ thù (cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên; hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng; những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời...).

b. Nghệ thuật (1,0 điểm)

- Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

- Lời văn giàu sức tạo hình, giàu nhạc điệu.                                                             - Sự hài hòa về màu sắc, đường nét, hình khối trong bút pháp miêu tả hình tượng góp phần làm cho đoạn văn mang âm hưởng sử thi.

3.  Đánh giá chung (0,5 điểm)

- Hình tượng rừng xà nu nổi bật trong đoạn trích và xuyên suốt tác phẩm, tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa bi tráng vừa giàu chất thơ.                        

- Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành. 

Câu hỏi liên quan

  • Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:
Một

    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chij về ý kiến sau:

    Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

    (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết

    Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn

    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân