Skip to main content

Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn

Câu hỏi

Nhận biết

Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.   Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)

-   Nguyễn   Trung   Thành   là   một   nhà   văn   tiêu   biểu   của   văn học   Việt   Nam   hiện  đại, trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. 

- Rừng xà nu được viết năm 1965, là một thiên truyện kết tinh những vẻđẹp cơ bản  của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến. 

2.   Vẻđẹp sử thi của nhân vật văn học (0,5 điểm) 

- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách.                                                    

- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng. 

3.    Vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú (4,0 điểm)

a. Nội dung hình tượng (3,0 điểm)

- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man (1,5 điểm)

+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi  được buôn làng cưu mang  đùm bọc và trở  thành người con ưu tú của làng Xô Man.

+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu cho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc.

+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.

- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng (1,5 điểm)

+ Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng.

+ Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng căm thù giặc mãnh liệt.

+ Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song.

b. Nghệ thuật khắc họa hình tượng (1,0 điểm)

- Không khí truyện được dựng như các cuộc kểkhan truyền thống của các già làng  thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi  cổđại.

- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữđầy chất tạo hình và chất thơ.

Câu hỏi liên quan

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn

    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao

    Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

  • Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một

    Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết

    Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).