Skip to main content

Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết

Câu hỏi

Nhận biết

Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

Tử tế  lad có lòng tốt trong đối xử, ti tiện là nhỏ nhen, hèn hạ.

- Ý kiến trên nói về cách hành xử khác nhau của hai loại người trước cùng một sự việc là: "khi có lỗi" , người tử tế thì cư xử đàng hoàng, đứng đắn, còn kẻ ti tiện thì cư xử man trá, tồi tệ.

2. Bàn luận ý kiến (2,0 điểm)

- Khi có lỗi, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi  (1,0 điểm)

+ Người tử tế là người coi trọng đạo đức, văn hóa, thiết tha với sự tiến bộ và hoàn thiện nhân cách của mình, giàu lòng tự trọng và tôn trọng con người, biết cư xử đúng đắn, sòng phẳng, công bằng.     (0,5 điểm)

+ Người tử tế có lòng trung thực, tự tin nên có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, dám đối mặt với khuyết điểm và lầm lỗi để hoàn thiện bản thân, không đang tâm đổ lỗi của mình cho người khác, khiến người khác phải gánh chịu nhứng tội lỗi vốn của mình.  (0,5 điểm)

- Khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi   (1,0 điểm)

+ Kẻ ti tiện không coi trọng đạo đức, văn hóa do nhân cách thấp kém nên luôn thiếu tự tin; thường lo sợ, che giấu những yếu điểm của mình mà không chịu sửa chữa để tiến bộ và hoàn thiện mình; không dám đối mặt với khuyết điểm, không dám chịu trách nhiệm. ( 0,5 điểm)

+ Kẻ ti tiện chỉ lo đổ thừa khuyết điểm, lầm lỗi cho người khác để chối tội, trốn tránh trách nhiệm; hành vi đổ lỗi ngày càng làm bản thân ti tiện hơn, vì dấn sâu vào dối trá; làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa người với người cũng như đời sống xã hội.  (0,5 điểm)

3. Bài học nhận thức và hành động  (0,5 điểm)

- Bằng tri thức và trải nghiệm của bản thân, thí sinh cần nhận thức đúng về tính tích cực của hành vi dám nhận lỗi và tính tiêu cực của hành vi đổ lỗi cho người khác cũng như ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người.

- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nhân cách, nâng cao ý thức tự trọng để có thái độ ứng xử đúng đắn trước lỗi lầm, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh, trân trọng, khuyến khích sự dũng cảm, trung thực của những người dám nhận lỗi, nghiêm khắc phê phán những kẻ tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác khi mắc sai lầm.

Câu hỏi liên quan

  • Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện

    Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện gì? Hăy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

  • Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    " Khôn! Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non".

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62)

    Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần

    Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). 

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.