Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA: 59,32%Aa: 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kẽt quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?
Xét 1 gen có 2 alen (A, a), quần thể có tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể là: d AA: h Aa: r aa. Ta có d+h+r = 1. Khi đó tần số tương đối các alen A, a của quần thể là: pA = d + ; qa = r + = 1- pA
Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể thể hiện qua đẳng thức:
p2AA + 2pAqa +q2aa = 1
Từ đó ta tính được tỉ lệ các kiểu gen của quần thể:
faa = q2aa ; fAA = p2AA ; fAa = 2=pAqa
Sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể đạt cân bằng di truyền và tần số các alen cũng như thành phần kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA: 59,32%Aa: 23,34%aa. Trong quần thể trên có tần số các alen là:
Pa = 17,34 + (59,32 : 2) = 47 % [0,47);
qa = 1 - 0,47 = 0,53.
Sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên ta có tần số các alen:
Pa =0,47; qa = 0,53
Thành phần kiểu gen là:
AA = (0,47)2 = 0,2209; Aa = 2.0,47.0,53 = 0,4982; aa = 0,2809.
Vậy kết quả không xảy ra sau 3 lần ngẫu phối là tần số A giảm, tần số a tăng.