Cho hai chất A và B (đều ở thể khí) tương tác hoàn toàn với nhau có mặt xúc tác thì thu được một hỗn hợp khí X có tỷ trọng là 1,568 g/l. Hỗn hợp X có khả năng làm mất màu dung dịch nước của KMnO4, nhưng không phản ứng với NaHCO3. Khi đốt cháy 0,896 lít hỗn hợp khí X trong O2 dư, sau khi làm lạnh sản phẩm cháy thu được 3,52g cacbon (IV) oxit và 1,085g dung dịch chấy Y. Dung dịch chất Y khi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thì thu được 1,435g một kết tủa trắng, còn dung dịch thu được khi đó cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được 224ml khí (thể tích và tỷ trọng của các khí được tính ở đktc).
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Xác định trong hỗn hợp X có những khí nào và tỷ lệ mol hay tỷ lệ thể tích là bao nhiêu?
Theo phương trình HCl = 0,01 (mol) ~ 0,365g nên H2O = 1,085 – 0,365 = 0,72 (g)~0,04 (mol)
Vậy khi đốt 0,04 mol hỗn hợp X => 0,08 mol CO2 + 0,01 mol HCl + 0,04 mol H2O
Ta thấy số CTB = = 2
Và số HTB = = 2,25
Hỗn hợp X có chứa hidrocacbon không no còn dư (để làm mất màu dung dịch KMnO4) và không có dư HCl vì không tác dụng với NaHCO3. Suy ra, HCl tạo ra do dẫn xuất clo trong X cháy, với số mol dẫn xuất = 0,01 mol và hidrocacbon dư = 0,03 mol. X gồm hidrocacbon CxHy và dẫn xuất CxHy-1Cl với tỷ lệ mol 3:1