Ở người, bệnh bạch tạng do một alen đột biến lặn. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bạch tạng. TUy nhiên trong một số trường hợp, hai vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Có thể giải thích cơ sở của hiện tượng trên như sau:
Ở người, bệnh bạch tạng do một alen đột biến lặn. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hai vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Có thế giải thích cơ sở của hiện tượng trên như sau: Sự hình thành sắc tố mêlanin (màu đen) ở người là do 1 chuỗi phản ứng có sự tham gia của nhiều gen. Gen A tổng hợp enzim 1 chuyển hóa tirôxin thành phênylalanin; gen B tổng hợp enzim 2 chuyến hóa phênylalanin thành mêlanin; các alen lặn a, b không qui định tổng hợp enzim 1 và 2. Như vậy sắc tố mêlanin chỉ được tống hợp khi có cả 2 gen A và B; còn nếu thiếu 1 trong 2 gen hay cà 2 gen thì sẽ không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên người bị bệnh bạch tạng.
Nếu bố bị bạch tạng có kgen AAbb, mẹ bị bạch tạng có kiếu gen aaBB sinh con có kiểu gen AaBb bình thường không bị bệnh.
Vậy giải thích hợp lí là: D. gen bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên đã tương tác gen cho con bình thường. -> Đáp án D.