Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1 ancol và 1 muối. Cho lượng ancol thu được ở trên tác dụng hết với Na, tạo ra 0,168 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng X ở trên, thu được 7,75 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. Công thức cấu tạo của 2 chất trong X là
Phương pháp : Bài toán hỗn hợp este và các chất hữu cơ khác
( ancol, axit cacboxylic, ...)
Khi đầu bài cho 2 chức hữu cơ khi tác dụng với NaOH hoặc KOH mà tạo ra:
+ 2 muối và 1 ancol thì có khả năng 2 chất hữu cơ đó là
- RCOOR’ và R’’COOR’ có nNaOH = nR’OH
- Hoặc: RCOOR’ và R’’COOH có nNaOH > nR’OH
+ 1 muối và 1 ancol có những khả năng sau
- RCOOR’ và ROH
- Hoặc: RCOOR’ và RCOOH
- Hoặc: RCOOH và R’OH
+ 1 muối và 2 ancol thì có những khả năng sau
- RCOOR’ và RCOOR’’
- Hoặc: RCOOR’ và R’’OH
* Đặc biệt chú ý: Nếu đề nói chất hữu cơ đó chỉ có chức este thì không sao, nhưng nếu nói có chức este thì chúng ta cần chú ý ngoài chức este trong phân tử có thể có thêm chức axit hoặc ancol!
B1 : Xác định thành phần các chất trong hỗn hợp X
Gọi CT của ancol và muối lần lượt là : R’OH và RCOONa
Khi cho ancol + Na : R’OH + Na -> R’ONa + ½ H2
=> nancol = 2nH2 = 0,015 mol < nNaOH = 0,04 mol
=> Hỗn hợp X gồm 1 axit hữu cơ và 1 este hữu cơ có cùng gốc axit
X (RCOOH ; RCOOR’) có nX = nNaOH = 0,04 mol
=> neste = nancol = 0,015 mol => naxit = 0,025 mol
Vì X gồm các chất hữu cơ no đơn chức, mạch hở (axit và este)
=> Khi đốt cháy sẽ tạo nCO2 = nH2O
B2 : (Bảo toàn nguyên tố C)
Xác định số C của các chất trong X . Từ đó xác định CTCT các chất đó.
Lại có : mCO2 + mH2O = 7,75g => nCO2 = nH2O = 0,125 mol
Gọi số C trong axit là a và trong este là b (a < b)
Bảo toàn C : a.0,025 + b.0,015 = nCO2 = 0,125
=> 5a + 3b = 25
Vậy chỉ có : a = 2 => b = 5 (thỏa mãn)
2 chất trong X sẽ là : CH3COOH và CH3COOC3H7