Cho 8,4 gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO, dung dịch X và còn lại 2,8 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Phương pháp : Khi cho Fe + dung dịch (H+ , NO3-)
Chú ý với trường hợp cho Fe vào dung dịch H+ ; NO3-( không phải đặc nguội) thì thùy thuộc vào tỉ lệ mol giữa Fe và HNO3 để tạo ra loại muối sắt phù hợp :
+) Nếu (nFe : nHNO3) > 3 : 8 => phản ứng tạo Fe2+ và Fe dư
3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
+) Nếu (nFe : nHNO3) < 1 : 4 => phản ứng tạo Fe3+ và HNO3 dư
Fe + 4H+ + NO3- -> Fe3+ + NO + 2H2O
+) Nếu 1 : 4 < (nFe : nHNO3) < 3 : 8 => phản ứng tạo cả Fe2+ và Fe3+ , HNO3 hết
3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
Fe + 4H+ + NO3- -> Fe3+ + NO + 2H2O
Fe + HNO3 tạo chất rắn => Fe dư => phản ứng chỉ tạo Fe2+
3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
Có : nFe(pứ) = 0,1 mol => nFe(NO3)2 = 0,1 mol
=> m = 18g