Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có CTPT trùng CTĐGN) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxy dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3, 14,52 gam CO2 và 2,7 gam nước. Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng thu được hai chất hữu cơ X, Y ( biết MX < MY). Số nguyên tử hiđro có trong Y là
Phương pháp : Khi 1 este phản ứng với Kiềm nhưng chỉ tạo chất rắn và nước mà không tạo ancol thì este đó là este của phenol.
B1 : Xác định số mol các nguyên tố có trong chất rắn.
Khi nung chất rắn trong oxi dư :
Bảo toàn khối lượng : mrắn + mO2 = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O
=> nO2 = 0,42 mol. Và : nNa2CO3 = 0,09 mol ; nCO2 = 0,33 mol ; nH2O = 0,15 mol.
Bảo toàn O : nO(rắn) = 3nNa2CO3 + 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,24 mol
=> Trong chất rắn có : nC : nH : nO : nNa = 0,42 : 0,3 : 0,24 : 0,18 = 7 : 5 : 4 : 3
Chất rắn là C7H5O4Na3.
B2 : Xác định CTPT của A dựa vào tỉ lệ mol các nguyên tố trong A.
Bảo toàn Na : nNa(rắn) = nNaOH = 0,18 mol
Bảo toàn khối lượng : mA + mNaOH = mrắn + mH2O => nH2O = 0,12 mol < nNaOH (pứ)
Bảo toàn nguyên tố : nO(A) = nO(rắn) + nH2O – nNaOH = 0,18 mol
, nH(A) = nH(rắn) + 2nH2O – nNaOH = 0,36 mol
=> Trong A có nC : nH : nO = 0,42 : 0,36 : 0,18 = 7 : 6 : 3
A có CTPT trùng với CTĐG nhất : C7H6O3
B3 : Biện luận để tìm CTCT của A => Từ đó tìm được CTCT của X và Y
Vì A + NaOH chỉ tạo ra 1 chất rắn và nước => A là este của phenol
A là : HCOOC6H4OH
A + H2SO4 loãng dư thì bị thủy phân thành : HCOOH(X) và C6H5OH(Y)
Vậy số H trong Y là 6