Skip to main content

Nêu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

Nêu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

Câu hỏi

Nhận biết

Nêu cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp:

+ “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc

+ “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi

- Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được

- Từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.

=> Ý nghĩa của việc trích dẫn:

- Để đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận thuyết phục - nghĩa là cách lập luận và lí lẽ phải được triển khai từ một tiên đề có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.

- Đặt trong bối cảnh lịch sử đương thời: thực dân Pháp đang âm mưu trở lại nước ta, đế quốc Mĩ cũng đang bộc lộ rõ ý đồ xâm lược, ta sẽ thấy việc trích dẫn còn mang một ý nghĩa nhắc nhở, cảnh tỉnh: nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc VN thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Ở đây, với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được.

- Ngầm ý đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc. Hơn thế, cách mạng VN đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của cả hai cuộc cách mạng Pháp và Mĩ. 

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn

    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  • Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên

    Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc

    Anh/chị hăy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. 

  • Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

    " Khôn! Việc nhà nó thu gọn được thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non".

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62)

    Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương

    Hăy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) tŕnh bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xă hội hiện nay. 

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?